Chủ nhật, 19/05/2024, 09:38 [GMT+7]

Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Lai Châu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với lời dặn của Bác quyết tâm xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, đưa Lai Châu phát triển nhanh và bền vững

Thứ hai, 18/12/2023 - 14:40'
Chủ tịch Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và cùng với cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân cả nước xây dựng nước nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh, mặc dù bận trăm công nghìn việc cống hiến cho đất nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường xuyên quan tâm chăm sóc và dành tình thương yêu tới Nhân dân các dân tộc Tây Bắc nói chung và Nhân dân Lai Châu nói riêng. Ngày 12/12/1953 Bác hồ gửi thư cho đồng bào và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu kể, bức thư và nội dung đã trải qua 70 năm tuổi luôn là một trong những bó đuốc soi đường cho Cán bộ và đồng bào các dân tộc Lai Châu tiếp bước theo con đường của Bác, dựng xây tỉnh Lai Châu ngày thêm no ấm. Nội dung của bức thư vẫn là kim chỉ nam cho Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu trong quá trình, bảo vệ, xây dựng và phát triển tỉnh Lai Châu trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế xã hội, vững mạnh về Quốc phòng và An ninh. Qua thư gửi của Bác với nội dung:

n

“Thân ái gửi đồng bào và cán bộ Lai Châu,

Đã hơn 80 năm nay, đồng bào tỉnh nhà bị thực dân Pháp và Việt gian phản động áp bức, bóc lột, lừa bịp; chưa hề được hưởng hạnh phúc, độc lập, tự do như đồng bào các nơi khác. Tôi và Chính phủ luôn luôn thương xót đồng bào.

Ngày nay đồng bào đã được bộ đội Chính phủ giải phóng khỏi ách thực dân và phản động; tôi thay mặt Chính phủ thân ái gửi lời hỏi thăm đồng bào và cán bộ.

Sau đây tôi có mấy lời dặn đồng bào và cán bộ ghi nhớ và làm cho đúng:

1- Đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau.

2- Giúp đỡ bộ đội diệt phỉ, trừ gian, giữ gìn trật tự.

3- Ra sức tăng gia sản xuất để mọi người được ấm no.

4- Hết sức trung thành với Tổ quốc và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Còn đối với những người trước đây đã lầm đường theo giặc nếu trở về với Tổ quốc thì Chính phủ sẽ khoan hồng.

Cán bộ thì phải thật sự gần gũi giúp đỡ nhân dân, đặt lợi ích của Nhân dân lên trên hết.

Chúc đồng bào và cán bộ mạnh khỏe và cố gắng.

Chào thân ái và quyết thắng”

Trong khuôn khổ nội dung bài tham luận tôi xin được phân tích nội dung ý thứ 3 trong thư, mà Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Lai Châu đã thực hiện theo lời Bác là: “Ra sức tăng gia sản xuất để mọi người được ấm no”, trích trong của bức thư Bác gửi cho “đồng bào và cán bộ Lai Châu”

Kính thưa hội thảo tỉnh Lai Châu đã có lịch sử hình thành và phát triển 115 năm, kể từ khi chia tách thành lập tỉnh mới năm 2004, theo số liệu đặc trưng kinh tế thì số hộ nghèo năm 2006 là 58,2% đã giảm xuống 27,9% năm 2021 (theo chuẩn nghèo cũ), kết quả này được Bộ LĐTBXH đánh giá là tỉnh có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất toàn quốc trong số các tỉnh giảm nghèo nhanh nhất cả nước giai đoạn 2006 - 2021, gồm: Lai Châu, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Thanh Hóa, Lào Cai, Quảng Trị, Quảng Bình, Bắc Kạn, Đắk Nông và Đắk Lắk. Nếu tính theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2022 tỉnh Lai Châu là 28,54% ít hơn các tỉnh trong khu vực là Cao Bằng 28,94%, Điện Biên 30,35% và một số tỉnh khác; để có kết quả nổi bật này Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc đã luôn cố gắng trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh không thuộc vào top các tỉnh nhận trợ cấp NSNN từ trung ương nhiều nhất và cũng không nằm trong số 3 tỉnh thu NSNN trên địa bàn thấp nhất 63 tỉnh thành.

Để có các kết quả nổi bật trên Đảng đoàn HĐND tỉnh là tổ chức đảng do Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ tỉnh ủy; thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; phương hướng, nhiệm vụ chính trị, tổ chức, cán bộ của HĐND, Thường trực HĐND, các ban của HĐND tỉnh đã lãnh đạo HĐND cụ thể hóa các chủ trương, NQ của đảng bộ tỉnh Lai Châu về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh; chỉ tính riêng trong 2 khóa 14, 15 của HĐND tỉnh Đảng đoàn đã lãnh đạo TT.HĐND đưa ra kì họp HĐND tỉnh thảo luận và thông qua 376 Nghị quyết trong đó có 326  Nghị quyết có nội dung về phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, để có được kết quả này Đảng đoàn HĐND tỉnh đã thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh một số luận điểm, tư tưởng chỉ đạo có tính nguyên tắc về phát triển kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế là:

+ Phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

+ Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phải quan tâm phát triển cả nông nghiệp và công nghiệp trong thời kỳ quá độ.

+ Trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế.

+ Tăng gia sản xuất phải đi đôi với thực hành tiết kiệm trong sản xuất, trong tiêu dùng, tiết kiệm vật tư, thời gian, sức lao động.

+ Trong phát triển kinh tế, phải quan tâm chống tham ô, lãng phí, quan liêu, đó là những thứ "giặc nội xâm", đồng minh với giặc ngoại xâm.

Từ những cơ sở theo quan điểm về kinh tế của chủ tịch Hồ Chí Minh ở trên đảng đoàn HĐND đã lãnh đạo TT.HĐND tổ chức các kì họp ban hành với phương châm xóa đói, giảm nghèo cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh bằng cách thông qua các Nghị quyết với mục tiêu là hỗ trợ phát triển nông nghiệp trên địa bàn; quyết định chủ trương đầu tư hạ tầng giao thông, xây dựng cơ sở vật chất cho vùng các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn như: điện, đường, trường học, trạm y tế; trong giai đoạn 2016-2021 đã ban hành các NQ điển hình là:

NQ 30/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016-Nghị quyết Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020;

NQ 31/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016-Nghị quyết Thông qua Đề án phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020;

NQ 32/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016-Nghị quyết thông qua Đề án phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2016-2020;

NQ 33/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016-Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2017-2021;

NQ 34/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016-Nghị quyết thông qua Đề án nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020;

NQ 37/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016-Nghị quyết thông qua đề án nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở giai đoạn 2016-2020;

Từ nội dung của các NQ này UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả đưa kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,55%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/năm

Giai đoạn 2021-2026 đã ban hành các NQ điển hình là:

NQ 13/2022/NQ-HĐND, ngày 28/6/2022-Nghị quyết Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và mức vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh;

NQ 14/2022/NQ-HĐND, ngày 28/6/2022-Nghị quyết Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và mức vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh;

NQ 16/2022/NQ-HĐND, ngày 28/6/2022-Nghị quyết Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và mức vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu NQ và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh;

NQ 17/2022/NQ-HĐND, ngày 28/6/2022-Nghị quyết Giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;

NQ 18/2022/NQ-HĐND, ngày 28/6/2022-Nghị quyết Giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; kết quả là tính đến tháng 12 năm 2022 GRDP trên địa bàn tăng 9%, thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.057 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 48,3 triệu/người.

Kết quả trên đã cho thấy tỉnh Lai Châu đã coi phát triển KTXH là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, nhưng đồng thời tỉnh vẫn chú trọng phát triển kinh tế theo trục nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ một cách hài hòa với điều kiện KTXH của tỉnh, giai đoạn 2015-2020 cơ cấu nền kinh tế là nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,46%; công nghiệp và xây dựng chiếm 37,48%; dịch vụ chiếm 40,77%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,29%.

Từ kết quả phát triển này đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân Lai Châu ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất và giao thông trên địa bàn tỉnh được phát triển tương đối đồng bộ, có một số công trình mang tầm cỡ quốc gia như thủy điện Lai Châu, bộ mặt đô thị của thành phố Lai Châu và các thị trấn, các xã trong tỉnh ngày một khang trang hiện đại; hiện tỉnh đang tiến hành xây dựng hai công trình trọng điểm là đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Hầm đường bộ qua đèo Ô Qui Hồ, khi hai công trình này hoàn thành sẽ là động lực quan trọng để kết nối giao thông và kinh tế từ Lai Châu đến các khu vực kinh tế trọng điểm trong cả nước và quốc tế thúc đẩy sự tăng trưởng về mọi mặt. Từ những kết quả sơ bộ trên có thể nói rằng vai trò của Đảng bộ tỉnh trong lãnh đạo phát triển kinh tế, được Đảng đoàn HĐND tiếp tục thực hiện thông qua qua lãnh đạo HĐND tỉnh cụ thể hóa bằng các Nghị quyết của HĐND là đúng đắn và kịp thời góp phần to lớn vào sự phát triển của tỉnh Lai Châu nổi bật sau 20 năm chia tách thành lập ngày hôm nay.

Qua những kết quả trên trong giai đoạn tới trong việc lãnh đạo đưa kinh tế xã hội tỉnh nhà tiếp tục phát triển hơn nữa thì các cơ quan chức năng của tỉnh cần đánh giá việc thực hiện các chính sách và cách làm, chỉ đạo thực hiện tại tỉnh cũng như cơ sở, xem xét xem các chính sách phát triển kinh tế, việc thực hiện hiện nay có còn phù hợp với thị trường trong tỉnh và trong nước hay không để có những điều chỉnh phù hợp với thị trường, đồng thời cũng thúc đẩy sự tự giác trong ý thức làm kinh tế cho bản thân các nông hộ xóa bỏ đói nghèo để vươn lên làm giàu không cần sự trợ giúp kinh tế mà chỉ cần sự định hướng của chính quyền để phát triển.

Trong thời gian tới để vận dụng sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác giảm nghèo bền vững đối với đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc đưa tỉnh Lai Châu ngang tầm với các tỉnh trong khu vực về mọi mặt, thì Tư tưởng của Hồ Chí Minh về giúp Nhân dân xóa đói giảm nghèo không chỉ là triết lý mà chính là lý luận định hướng, chỉ dẫn cho tỉnh nhà hoạch định đường lối, chủ trương và chính sách về phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống cho Nhân dân nhất là đối với đồng bào dân tộc các huyện nghèo.

Mục tiêu cao nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là giải phóng con người khỏi mọi áp bức, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; Nhân dân lao động là lực lượng vĩ đại, hùng hậu của cách mạng, đã từng bị chế độ phong kiến, thực dân thống trị, bóc lột nặng nề do đó họ hăng hái đi theo cách mạng. Nhân dân ta nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi như Lai Châu vẫn có một tỉ lệ nhất định vẫn đang còn thiếu thốn, thường xuyên bị đói nghèo đe dọa, do đó, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo dựng cuộc sống no ấm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân,  đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ và  Nhân dân các dân tộc Lai Châu.

Thực hiện những chỉ dạy của Hồ Chí Minh, trong quá trình phát triển của tỉnh nhà, Đảng bộ tỉnh đã và sẽ luôn luôn coi trọng công tác đoàn kết các dân tộc nhằm xây dựng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân là nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên và quan trọng cấp bách; để làm tốt nhiệm vụ này trong giai đoạn tới cần tiếp thực thực hiện và làm tốt việc cụ thể hóa các nội dung của ba chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình phát triển KTXH cùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nếu làm tốt hai chương trình này thì các vùng kinh tế khó khăn của tỉnh sẽ có động lực thúc đẩy việc xây dựng nông thôn mới ngày càng có kết quả cao hơn đưa Lai Châu ngày càng phát triển hơn nữa trong thời gian sớm nhất.

Để thực hiện tốt ý nguyện trong thư Bác Hồ mỗi Cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc Lai Châu hãy luôn làm tốt công việc của chính mỗi người, ở mọi nơi, mọi lúc và trong mọi nhiệm vụ, sau đó luôn sẵn sàng giúp đỡ Nhân dân các dân tộc khi có thể, nếu được như vậy thì tâm nguyện của Bác với cán bộ, đồng bào các dân tộc Lai Châu không chỉ đạt trong một ý của nội dung thư mà toàn thể tình cảm của Bác qua nội dung của bức thư gửi “đồng bào và cán bộ Lai Châu” sẽ luôn thành hiện thực.

B.T

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...