Thứ sáu, 29/03/2024, 16:38 [GMT+7]

Tỷ lệ bao phủ BHYT vượt chỉ tiêu được giao; quỹ BHYT được quản lý và sử dụng hiệu quả

Thứ hai, 25/10/2021 - 14:09'
Chiều 22/10, Quốc hội nghe Báo cáo về việc quản lý và sử dụng Quỹ BHYT năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT toàn dân trong 2 năm 2019-2020.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo.

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã trình bày báo cáo của Chính phủ về vấn đề này. Báo cáo của Chính phủ nhận định, đến năm 2020, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cơ bản đã hoàn thành việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHYT. Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành cơ bản đã ban hành đầy đủ, kịp thời và thường xuyên được cập nhật, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT đồng thời quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ BHYT. Kết quả cụ thể:

Về phát triển đối tượng tham gia BHYT: Tính đến 31/12/2020, số người tham gia BHYT là 87,96 triệu người đạt tỷ lệ bao phủ 90,85% dân số.

Về công tác khám chữa bệnh BHYT: Năm 2020, có 2.612 cơ sở khám chữa bệnh BHYT, tăng 166 cơ sở (6,8%) so với năm 2019; số cơ sở công lập tăng 66 cơ sở (4%) so với năm 2019, ngoài công lập tăng 100 cơ sở (12,6%). Năm 2020, cả nước có hơn 167 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT.

Về chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Năng lực y tế cơ sở được nâng lên; phát huy vai trò quan trọng trong giám sát, xét nghiệm, cách ly, tiêm chủng, điều trị, nhất là quản lý, chăm sóc F0 tại nhà giúp giảm bệnh nặng, góp phần giảm tử vong. Năm 2020, tỷ lệ trạm y tế xã: có đủ điều kiện khám chữa bệnh BHYT đạt 92,8%; thực hiện trên 80% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã đạt 48,8%; đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã đạt 94,4%. Tỷ lệ dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe đạt 45,6%.

Về giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT: Bộ Y tế đã ban hành các quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Bộ Y tế đã 04 lần sửa đổi, bổ sung các quy định về giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT để nâng cao quyền lợi của người tham gia BHYT. Về điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh theo lộ trình tính đúng, tính đủ các yếu tố cấu thành giá: do ảnh hưởng của dịch COVID-19 tạm thời chưa thực hiện trong thời gian này để không tác động người dân, doanh nghiệp.

Về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHYT năm 2020: Tổng thu quỹ BHYT: 110.395 tỷ đồng; chi BHYT năm 2020 là 104.220 tỷ đồng. Về cân đối quỹ BHYT: tổng số thu quỹ BHYT lớn hơn tổng số chi quỹ BHYT là 5.071 tỷ đồng; dự kiến số dư quỹ BHYT lũy kế đến cuối năm 2020 là 32.991 tỷ đồng. Việc cân đối Quỹ vẫn được bảo đảm do Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành đã tổ chức triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để kiểm soát chi từ Quỹ BHYT.

Về thực hiện Nghị quyết 68, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết Chính phủ, Bộ Y tế cơ bản đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết này, trong đó một số kết quả nổi bật như: Số người tham gia BHYT vượt mức chỉ tiêu được giao (87,97 triệu người, đạt tỉ lệ bao phủ 90,85% dân số, vượt 10,85% chỉ tiêu được giao). Y tế cơ sở từng bước được củng cố và mở rộng. Tình trạng quá tải bệnh viện đang từng bước được giải quyết, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Hệ thống bác sĩ gia đình được quan tâm phát triển. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng được đẩy mạnh nhằm ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật...

Trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương sẽ tập trung triển khai các giải pháp như: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BHYT; nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề chuyên ngành y học gia đình và các điều kiện bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ động đổi mới hình thức nội dung tuyên truyền. Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chính sách BHYT; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHYT theo quy định của pháp luật. 

Tỷ lệ bao phủ BHYT vượt chỉ tiêu được giao; quỹ BHYT được quản lý và sử dụng hiệu quả (Ảnh minh hoạ)

Tỷ lệ bao phủ BHYT vượt chỉ tiêu được giao; quỹ BHYT được quản lý và sử dụng hiệu quả. (Ảnh minh hoạ)

Chính phủ kiến nghị Quốc hội nghiên cứu, xem xét việc sửa đổi Nghị quyết số 68 phù hợp với các Nghị quyết của Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, đồng thời kiến nghị bố trí nguồn lực cho phát triển hệ thống y tế cơ sở; tăng cường giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật về BHYT nhằm mở rộng bao phủ BHYT, thực hiện đúng quy định về giám định, tạm ứng, thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm sử dụng quỹ BHYT có hiệu quả.

Thẩm tra nội dung nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh khẳng định Ủy ban Xã hội cho rằng các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực BHYT được ban hành cơ bản đầy đủ, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, điều hành, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng hợp lý, hiệu quả Quỹ BHYT...

Ủy ban Xã hội kiến nghị Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 68 làm cơ sở để đưa ra kiến nghị, đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết phù hợp với tình hình mới; sớm trình Quốc hội dự án Luật BHYT (sửa đổi) và Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi); chỉ đạo hoàn thiện văn bản dưới luật để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Ủy ban Xã hội đề xuất một số nội dung để Quốc hội quan tâm thảo luận liên quan đến việc phát triển đối tượng tham gia BHYT, trong đó có giải pháp về tăng độ bao phủ BHYT đối với nhóm đối tượng theo hộ gia đình. Trách nhiệm của Trung ương và địa phương trong việc bảo đảm năng lực y tế tuyến cơ sở; giải pháp để sớm hoàn thành đầu tư nâng cấp trạm y tế xã. Những khó khăn, thách thức đối với cơ sở y tế công lập khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế. Thuận lợi, khó khăn và vướng mắc trong công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT, trong đó có khám chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19…

Cập nhật 22/10/2021 08:14 PM/PV/baohiemxahoi.gov.vn

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Nhiều khó khăn, vướng mắc
Từ ngày 10/7/2023 tại tỉnh Lai Châu nói riêng, cả nước nói chung đã triển khai, thực hiện đồng bộ liên thông thủ tục hành chính (TTHC) đối với 2 nhóm TTHC: đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú -...
Nhiệt tình với hoạt động đoàn
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, chị Lò Thị Kim Lệ - Bí thư Chi đoàn Tổ dân phố số 25, phường Đông Phong (thành phố Lai Châu) luôn hăng hái trong mọi hoạt động, phong trào đoàn, là gương sáng cho...