Thứ sáu, 26/04/2024, 00:44 [GMT+7]

Lai Châu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Thứ ba, 27/12/2022 - 20:44'
UBND tỉnh Lai Châu vừa ban hành Công văn số 4762/UBND-VX về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.

Công văn nêu rõ: Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng cơ bản vẫn đang được kiểm soát tốt, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp, khó lường với việc vẫn tiếp tục ghi nhận các ca mắc COVID-19. Trong khi đó tại một số địa phương trong nước tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em vẫn còn thấp; Bệnh đậu mùa khỉ đã ghi nhận 02 trường hợp xâm nhập vào nước ta. Bên cạnh đó các bệnh dịch lưu hành như sốt xuất huyết và bệnh lây qua đường hô hấp ghi nhận số ca mắc cao, ngoài ra cũng đã ghi nhận các trường hợp bệnh cúm A(H5N1), bệnh Whitmore tại một số địa phương…Trong thời gian tới với điều kiện khí hậu mùa đông rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Thực hiện Công điện số 1669/CĐ-BYT ngày 12/12/2022 của Bộ Y tế về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh; Công văn số 1166-CV/TU ngày 25/11/2022 của Tỉnh ủy về việc Tổ chức Tết Quý Mão năm 2023; để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Sở Y tế

- Thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát dịch bệnh, phân tích tình hình và đánh giá các yếu tố nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; tăng cường hoạt động hoạt động giám sát tại cửa khẩu, cộng đồng và trong các cơ sở y tế, phát hiện sớm, sẵn sàng ứng phó các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh, đáp ứng nhanh, xử lý triệt để ổ dịch, không để lây lan và kéo dài tại cộng đồng; đặc biệt đối với dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào dịp Tết và mùa lễ hội đầu năm.

- Đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng các mũi vắc xin phòng COVID-19, nhất là tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi trong các cơ sở giáo dục theo Kế hoạch số 1557/KH-BYT-BGDĐT ngày 17/11/2022 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo và các nội dung, kế hoạch của tỉnh.         

- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh tại các đơn vị khám chữa bệnh, tránh để lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám chữa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong do dịch bệnh. Có kế hoạch phân tuyến điều trị, điều động nhân lực hỗ trợ tuyến dưới, tránh để tình trạng quá tải tại bệnh viện.

- Thường xuyên cập nhật, thống kê số lượng và tình trạng bệnh nhân nặng, đặc biệt các nhóm người bệnh dễ tổn thương như: phụ nữ có thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ, người bệnh nền mãn tính trên địa bàn để có kế hoạch sẵn sàng ứng phó với các tình huống nguy kịch.

- Căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh tham mưu, đề xuất kịp thời với UBND tỉnh chỉ đạo các biệp pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với diễn biến với tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá, đôn đốc chỉ đạo các đơn vị triển khai hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các trường học; chủ động phối hợp với ngành Y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thực hiện nghiêm công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể tại trường học, cung cấp đầy đủ nước uống, bố trí đủ nước sạch và xà phòng, thường xuyên vệ sinh môi trường tại trường học; phối hợp với các đơn vị liên quan quản lý tốt sức khỏe học sinh, cán bộ, giáo viên, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, kiên quyết không để dịch lây lan trong trường học.

- Phối hợp  hiệu quả với Sở Y tế đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi trong các cơ sở giáo dục theo Kế hoạch phối hợp số 1557/KH-BYT-BGDĐT ngày 17/11/2022 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo và các nội dung, kế hoạch của tỉnh.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

- Tăng cường chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống truyền thông cơ sở thực hiện tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, loại trừ các ổ lăng quăng/bọ gậy, phòng tránh muỗi đốt, vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng và nước sạch, sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh…) nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe; thực hiện ăn chín, uống chín; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.

- Tuyên truyền, vận động người dân chủ động tham gia thực hiện tiêm đủ  các mũi vắc xin phòng COVID-19, đặc biệt là nhóm trẻ em từ 5 đến dưới 18  trong các cơ sở giáo dục.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm. Tăng cường thực hiện giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan; thông báo kịp thời cho ngành Y tế để phổi hợp triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật, thực phẩm sang người.

 5. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Hải quan cửa khẩu và các đơn vị liên quan tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn triệt để gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh, nhập lậu, không rõ nguồn gốc vào địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

6. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan kịp thời tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí để sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, vật tư, hóa chất, cơ số thuốc, trang thiết cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

7. Các sở, ban, ngành, đoàn thể khác tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện truyền thông hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, loại trừ các ổ lăng quăng/bọ gậy, phòng tránh muỗi đốt, vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng và nước sạch, sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh…); thực hiện ăn chín, uống chín; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.

8. UBND các huyện, thành phố huy động nguồn lực, sự tham gia của các cơ quan, đoàn thể trong công tác phòng chống dịch, nhất là tham gia hỗ trợ công tác triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19. Giao trách nhiệm cụ thể cho Lãnh đạo UBND các cấp thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn.

B.T

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đăng kiểm xe cơ giới: Khâu quan trọng để đảm bảo an toàn
Đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới (Sở Giao thông Vận tải) vào ngày thứ 2 đầu tuần, chúng tôi thấy lượng xe đến đăng kiểm lớn, gần kín sân trung tâm. Các cán bộ nơi đây ai nấy đều tập trung cao độ...
Trở về từ lầm lỡ
Những người đã một thời sa chân vào vũng lầy của thuốc phiện, ma túy mà rút chân lên được đã là đáng khâm phục. Nhưng có người còn tiếp tục vươn lên, trở thành điển hình, là đảng viên, bí thư chi...