

Báo chí trở thành lực lượng xung kích tin cậy của Đảng và Nhà nước trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Báo chí đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng bầu không khí dân chủ, cởi mở trong đời sống xã hội và trở thành một diễn đàn quan trọng phản ánh tiếng nói của người dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Cùng với sự phát triển của hệ thống báo chí toàn quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, báo chí Lai Châu đã có sự lớn mạnh và phát triển vượt bậc, nhất là trong 10 năm qua Hội Nhà báo tỉnh từ 12 hội viên khi thành lập năm 2004, đến nay đã có 73 hội viên, sinh hoạt ở 3 chi hội. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tuy còn nhiều khó khăn song đã có nhiều cố gắng, hệ thống đài phát thanh, truyền thanh, truyền hình được mở rộng tới cơ sở, với 49 trạm truyền thanh, 408 trạm TVRO trực thuộc, chất lượng, thời lượng phát sóng từng bước được nâng cao, duy trì tốt các chương trình Phát thanh - Truyền hình 4 thứ tiếng dân tộc thiểu số (Mông, Thái, Dao, Hà Nhì).
Phóng viên Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh tác nghiệp tại cơ sở.
Báo Lai Châu từ phát hành 1 kỳ/tuần năm 2004 đến nay đã có 3 kỳ/tuần, cùng với Báo Lai Châu điện tử, Tạp chí Văn nghệ, các Trang thông tin điện tử, 16 ấn phẩm mang tính báo chí và đại diện của các cơ quan báo, đài Trung ương (Thông tấn xã Việt Nam; Đài tiếng nói Việt Nam; Báo Nhân dân) là nguồn cung cấp thông tin hữu ích, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, giới thiệu, quảng bá về Lai Châu với cả nước.
Các cơ quan báo chí chú trọng nâng cao chất lượng tuyên truyền trên từng số báo. Lượng thông tin đăng tải trên báo chí được cập nhật phong phú, đa dạng hấp dẫn hơn, những tin, bài, phóng sự có nội dung tư tưởng sâu sắc ngày một tăng. Nội dung thông tin có sự chọn lựa, công tác biên tập, kỹ thuật đã có sự đầu tư về nghiệp vụ. Nhờ đó, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh kịp thời đến được với đồng bào các dân tộc trong tỉnh... góp phần hướng dẫn dư luận, cổ vũ, động viên các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, tích cực thi đua lao động sản xuất thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Đặc biệt là báo chí đã có những đóng góp quan trọng phục vụ triển khai thực hiện các mục tiêu chương trình phát triển kinh tế - xã hội; chương trình xây dựng các công trình trọng điểm, xây dựng nông thôn mới; thực hiện di dân tái định cư các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh...; giới thiệu, nhân rộng những mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả, gương điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Đồng thời, đóng góp tích cực vào việc phản ánh những băn khoăn, lo lắng, bức xúc nảy sinh ở cơ sở, trong Nhân dân, qua đó giúp cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành chức năng có những giải pháp kịp thời trong lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp, sát với tình hình thực tiễn ở cơ sở, đáp ứng tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp và chế độ, thực sự là tiếng nói và là cầu nối giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Phấn khởi, tự hào kỷ niệm 89 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2014) và 10 năm thành lập Hội Nhà báo tỉnh Lai Châu (16/12/2004 - 16/12/2014), Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí, đội ngũ những người làm báo trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền trên báo chí với trọng tâm là: Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết TW5 (khóa X) về “Công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới”; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, nhằm tập hợp, đoàn kết rộng rãi các nhà báo trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Bám sát định hướng tuyên truyền của tỉnh, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, gương người tốt, việc tốt đến với mọi tầng lớp Nhân dân. Phản ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp Nhân dân đến với Đảng, Nhà nước. Báo chí phải thực sự là diễn đàn phản ánh tiếng nói của người dân, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân.
Đội ngũ những người làm báo phải thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tự giác học hỏi trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, gắn bó, sâu sát với cơ sở, phản ánh kịp thời hơi thở cuộc sống, phát hiện kịp thời những nhân tố mới, những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc, có nhiều bài viết, phóng sự hay phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Hội đàm hợp tác giữa Sở Công Thương (Lai Châu, Việt Nam) và huyện Kim Bình (Vân Nam, Trung Quốc)

Ban Chỉ đạo 35 Trung ương triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm
Công bố Quyết định thành lập Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng

Lễ công bố các quyết định, nghị quyết về tổ chức bộ máy và cán bộ xã Bình Lư
Công bố quyết định về công tác cán bộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

TỔ QUỐC KHÔNG BAO GIỜ QUÊN

Tổng Bí thư Tô Lâm: Từ nay lãnh đạo cấp cao có nhiều điều kiện đến gần dân hơn






