

Một trong những chuyển biến rõ nét nhất là sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy và phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo. Huyện xác định học Bác là học tinh thần dấn thân, nói đi đôi với làm, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Từ đó, chuyển trọng tâm từ “chỉ đạo hành chính đơn thuần” sang “điều hành linh hoạt”, “giải quyết tận gốc vấn đề”, “lấy người dân làm trung tâm”, gắn với giao quyền, giao trách nhiệm rõ ràng, kịp thời tháo gỡ khó khăn tại cơ sở, qua đó có bước phát triển mạnh mẽ trong phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, phát triển du lịch cộng đồng, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình học và làm theo Bác.
Nhất là trong phát triển kinh tế, bài học “nói đi đôi với làm” của Bác được hiện thực hóa qua những mô hình kinh tế nông nghiệp xanh, chất lượng cao. Nhiều mô hình sản xuất liên kết, ứng dụng khoa học kỹ thuật được triển khai hiệu quả, mang lại thu nhập cao như: anh Nùng Văn Nên (xã Hua Nà) với mô hình trồng ổi; ông Lò Văn Ninh (xã Hua Nà) với mô hình trồng nho mẫu đơn; ông Lò Văn Vượng (xã Mường Than) với mô hình trồng dâu tây VietGAP.
Cán bộ xã Hua Nà tham quan mô hình trồng ổi Đài Loan của người dân bản Hua Nà.
Nhận thấy đất đai địa phương màu mỡ nhưng bà con chỉ trồng cây nông nghiệp truyền thống, giá trị kinh tế thấp. Do đó, anh Nùng Văn Nên quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Anh Nên chia sẻ: Năm 2012, tôi mang 100 gốc giống ổi Đài Loan từ Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội về trồng thử nghiệm tại vườn nhà. Thời gian đầu, do chưa biết cách chăm sóc, phòng và chữa bệnh cho cây ổi nên mô hình chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Không nản chí, tôi tìm hiểu kỹ thuật trồng, chăm sóc ổi qua nhiều kênh thông tin và học hỏi thêm về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ổi với bạn bè, các nhà chuyên môn…, từng bước xác định phương pháp chăm sóc phù hợp. Nhờ đó, vườn ổi của gia đình tôi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra, toàn huyện hiện có 51 sản phẩm OCOP đạt 3 sao và 4 sao. Các sản phẩm đặc sản như gạo Séng Cù, gạo nếp Tan Pỏm, mật ong Pha Mu, thịt trâu gác bếp... đã xây dựng được thương hiệu vững chắc, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần đưa kinh tế huyện phát triển ổn định. Thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần, (từ 19,7 triệu đồng/năm 2016 lên 48 triệu đồng/năm 2024.
Huyện ủy Than Uyên khôi phục lễ hội truyền thống góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân trên địa bàn.
Không chỉ thúc đẩy kinh tế phát triển, lĩnh vực văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, mô hình “Câu lạc bộ bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc trong trường học” từ 4 đơn vị ban đầu đã lan tỏa ra toàn huyện, với 27/27 trường tiểu học, THCS, THPT triển khai. Các em học sinh không chỉ biết đọc thông, viết thạo mà còn thuộc những điệu khèn, làn điệu dân ca của cha ông - một sự kết hợp giữa tri thức hiện đại và giá trị truyền thống rất đáng ghi nhận.
Đồng chí Hoàng Quốc Khánh – Tỉnh uỷ viên, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Bí thư Huyện uỷ Than Uyên cho biết: Học Bác về tinh thần “dám nghĩ, dám làm”, Than Uyên đã “đánh thức” tiềm năng du lịch cộng đồng từ những giá trị tưởng chừng bị lãng quên. Các lễ hội truyền thống như: “Gầu Tào” của người Mông, “Hạn Khuống”, “Lùng Tùng” của người Thái đen, “Mừng cơm mới” của dân tộc Khơ Mú được khôi phục và phát triển thành sản phẩm du lịch độc đáo. Một số điểm đến nổi bật như Vịnh Pá Khôm (xã Pha Mu), Làng cá Thẳm Phé (xã Mường Kim), Chợ phiên xã Tà Mung, Chợ đêm xã Ta Gia thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi năm. Đặc biệt, Tết Độc lập (2/9) gắn với Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Than Uyên đã nhiều lần được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận, từ năm 2024 được nâng lên quy mô cấp tỉnh, góp phần tạo dấu ấn riêng của Than Uyên trong bản đồ văn hóa Lai Châu và Tây Bắc.
Than Uyên đã và đang tạo dấu ấn riêng trong bản đồ văn hóa Lai Châu và Tây Bắc.
Phát động phong trào “Học Bác - giúp dân”, “Đồng hành cùng Nhân dân mỗi tháng một việc”, “Đồng hành cùng Nhân dân ngày cuối tuần” đã được triển khai sâu rộng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Cán bộ, đảng viên gương mẫu, đi đầu hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững. Đến nay, huyện ra khỏi danh sách huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,22%, 100% xã trên địa bàn đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, huyện đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới.
Thấm nhuần lời dạy của Bác về tinh thần “lá lành đùm lá rách”, huyện quyết liệt thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Đến nay: 238 căn nhà tạm, dột nát đã được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa, đạt 100% kế hoạch tỉnh giao, giúp các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách ổn định cuộc sống.
Từ việc xây dựng và thực hiện thành công các mô hình trong học tập và làm theo lời Bác trên các lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, văn hóa, du lịch đã khẳng định bước đi đúng đắn của huyện, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo trong nhân dân, mở ra những không gian phát triển mới cho Than Uyên, là động lực mạnh mẽ để huyện tiếp tục vươn lên, phát triển nhanh, bền vững.
Tin đọc nhiều

Phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở

Đại hội Chi bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 – 2030
Hội Cựu chiến binh tỉnh: Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 7 khoá VII

Địa phương đầu tiên của huyện Tân Uyên hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Kỳ 2: Ý Đảng – thuận lòng dân

Học Bác để phát triển nông nghiệp bền vững

Bồi đắp lý tưởng cho thanh niên

Lai Châu sắp xếp lại bộ máy: Khi người dân và chính quyền cùng đồng hành đổi mới




![[Video] Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương](https://baolaichau.vn/uploaded/post/2025/05/25/440baab9-2a50-4ed3-91e5-0ed29dd91396.png)




