Thứ tư, 18/09/2024, 19:13 [GMT+7]

Khai thác giá trị hang động phục vụ phát triển du lịch

Chủ nhật, 26/11/2023 - 13:13'
Nằm ở khu vực Tây Bắc, Điện Biên được thiên nhiên ban tặng nhiều hệ thống hang động hoang sơ, kỳ vĩ. Những năm qua, dù đã có nhiều hoạt động tôn tạo, phát huy giá trị, song cơ bản, các hang động vẫn chưa thu hút nhiều du khách đến khám phá, tham quan, trải nghiệm…

Vẻ đẹp bên trong hang động Chua Ta.

Vẻ đẹp bên trong hang động Chua Ta.

Cách trung tâm TP. Điện Biên Phủ khoảng 40km, động Chua Ta, ở xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên hội tụ nhiều tính chất đa dạng của thiên nhiên như: Địa chất, địa mạo, địa hình, khí hậu, sinh thái, cảnh quan môi trường.

Nếu ai đã từng đến khám phá hang động Chua Ta, có thể dễ dàng nhận thấy có nhiều khối thạch nhũ đồ sộ, pha lẫn sa khoáng thạch anh. Có ánh lân tinh lấp lánh, nhiều màu sắc, hình thù độc đáo, sinh động đẹp mắt tựa như mâm xôi, mâm hoa quả, hình thác nước… Với vẻ đẹp độc đáo mà thiên nhiên ban tặng, hang động Chua Ta được công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và là 1 trong 4 điểm di tích trên địa bàn huyện Điện Biên thuộc hệ thống các điểm di tích trong toàn tỉnh.

Nằm ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, trong dãy núi đá vôi có quá trình kiến tạo địa chất hàng triệu năm, hang động Thẳm Khến thuộc địa phận xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa cũng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia danh lam thắng cảnh theo quyết định số 3086/QĐ-BVHTTDL ngày 27/10/2020. Ngoài sự độc đáo giống như các hang động khác, hang động Thẳm Khến còn có 2 kiểu hệ sinh thái đặc trưng: Hệ sinh thái trên núi đá vôi và hệ sinh thái hang động. Nơi đây hội tụ các tính chất đa dạng của thiên nhiên.

Khám phá hang động, du khách sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp sinh động và lộng lẫy của các phiến đá, măng đá, cột đá, vô số hình thù các con vật, cây cối như: Voi, rồng, phượng, rùa, các loại chim, cây xương rồng… ẩn mình trong thảm thực vật mà thạch nhũ đã tạo nên. Du khách cũng sẽ choáng ngợp trước không gian rộng lớn của những vòm hang, chứng kiến những mảng nhũ đá lớn có màu vàng, xám đan xen buông từ vòm hang xuống. Đặc biệt, sâu trong lòng hang hiện diện những phiến đá nối tiếp nhau từ cao xuống thấp như những ruộng bậc thang. Những dải san hô được tạo nên từ các khối nhũ đá rủ, trải dài với vô số hạt kết tinh sáng lấp lánh. Những rừng măng đá đa sắc, được bố trí hài hòa của thiên tạo cũng xuất hiện nhiều trong lòng hang…

Không chỉ hang động Chua Ta, hang động Thẳm Khến, Điện Biên được thiên nhiên ban tặng cho nhiều hang động đẹp, kỹ vĩ, có giá trị thẩm mỹ cao. Nhiều hang động được xếp hạng di tích cấp quốc gia danh lam thắng cảnh; tuy nhiên hiện tại, tiềm năng này vẫn còn bị bỏ ngỏ khi chưa được quy hoạch, đầu tư khai thác; hoặc quy hoạch, khai thác nhưng chưa xứng tầm.

Theo quan điểm của các nhà quản lý, sau khi được xếp hạng, các hang động được giao cho chính quyền địa phương (cấp xã) bảo vệ, quản lý. Song nhiều xã chưa thật sự quan tâm, thậm chí có các hang động ở dạng rất tiềm năng nhưng gần như bị bỏ mặc. Điều này không chỉ gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên mà còn dẫn đến việc các hang động bị xâm phạm, không phát huy được giá trị.

Anh Lê Đình Chí, phường Him Lam, TP. Điện Biên Phủ chia sẻ: Tôi là người thích khám phá, nhất là các hạng động. Bởi vậy phần lớn các hang động trên địa bàn tỉnh tôi đã đến và trải nghiệm. Tôi cho rằng, các hang động này vẫn chưa phát huy được giá trị. Ví như động Xá Nhè, huyện Tủa Chùa, theo biển chỉ dẫn, du khách có thể tự tìm đường, tự do tham quan hang động mà không có người kiểm soát, nhắc nhở. Vì vậy, nhiều người thiếu ý thức không chỉ xả rác trong động mà còn đập phá những thạch nhũ, phiến đá đẹp mang về, làm giảm giá trị thẩm mỹ, ảnh hưởng đến toàn cảnh không gian hang động. Theo tôi, cần kiểm soát chặt chẽ vấn đề này, bởi đây không chỉ là vấn đề kích cầu du lịch mà còn là vấn đề bảo vệ tài nguyên quốc gia.

Hiện nay, chưa phát huy được hết giá trị của các hang động là vấn đề chung đối với nhiều địa phương đang sở hữu nguồn tài nguyên này. Ngoài ra, một phần nguyên nhân cũng do người dân chưa cộng đồng trách nhiệm cùng cấp ủy, chính quyền địa phương bảo vệ, phát huy giá trị hang động.

Hang động là nguồn tài nguyên giá trị về văn hóa, lịch sử… Do vậy, để phát huy được tiềm năng, ngoài việc đầu tư về hạ tầng giao thông, tận dụng điều kiện tự nhiên phát triển đồng bộ các dịch vụ tổng hợp tại khu vực; xã hội hóa, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư, khai thác hang động, người dân cũng cần cộng đồng trách nhiệm, chung tay bảo tồn và phát huy các giá trị hiện có của các hang động.

Theo Báo ĐIện Biên phủ

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Nậm Nhùn khó đạt chỉ tiêu trồng rừng
Năm 2024, huyện Nậm Nhùn được giao chỉ tiêu kế hoạch trồng 325ha rừng, trong đó trồng rừng phòng hộ 50ha và rừng sản xuất 275ha. Theo kế hoạch, việc triển khai trồng rừng sẽ được hoàn thành trước...
Thư, điện, thông điệp thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng của cơn bão số 3
Bày tỏ tình đoàn kết và sẻ chia với Việt Nam về những thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, lãnh đạo các nước trên thế giới tiếp tục gửi thư, điện, thông điệp tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...
Nữ y sỹ nhiệt tình với công việc
Với tấm lòng tận tâm vì sức khỏe của nhân dân, y sỹ Đỗ Thị Kiều (Trạm Y tế xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu) luôn tận tụy hết mình với công việc, được bà con trên địa bàn tin yêu.
Chiêu trò lừa đảo “việc nhẹ lương cao” vẫn tiếp diễn
Chiêu trò mời chào, tuyển cộng tác viên làm việc online nhưng thực chất là yêu cầu nạn nhân chuyển khoản để thực hiện nhiệm vụ rồi lừa đảo vẫn tái diễn.