Thứ năm, 28/03/2024, 20:55 [GMT+7]

Đẩy mạnh triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số

Thứ sáu, 25/03/2022 - 07:08'
(BLC) - Chiều 24/3, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cả nước nhằm đẩy mạnh triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) chuyển đổi số (gọi tắt là Chương trình SMEdx). Đồng chí Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ TT&TT chủ trì Hội nghị. 

Tại điểm cầu tỉnh Lai Châu, đại diện lãnh đạo Sở TT&TT, cơ quan báo chí, một số sở, ngành tỉnh và đơn vị liên quan tham dự.

Đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lai Châu.

Đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lai Châu.

Chương trình SMEdx hiện có khoảng 785.000 doanh nghiệp, chiếm khoảng 98% doanh nghiệp. Đây là cộng đồng chịu ảnh hưởng lớn nhất do đại dịch Covid-19, theo thống kê có trên 90% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch.

Qua các đợt đại dịch Covid-19 bùng phát, có trung bình 10.000 doanh nghiệp dừng hoạt động mỗi tháng, hầu hết trong số này cũng là các doanh nghiệp SMEs. Đây là một thành phần quan trọng nhưng lại dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế.

Trong bối cảnh giãn cách, làm việc từ xa, tại nhà, khiến cho hoạt động của những doanh nghiệp SMEs chưa chuyển đổi số hầu như bị tê liệt hoặc kém hiệu quả. Từ đó, chuyển đổi số là chìa khóa giúp các doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại. Chuyển đổi có thể chỉ đơn giản là những hoạt động áp dụng công nghệ để nỗ lực thích ứng với tình trạng “bình thường mới”. Kết nối thương mại điện tử, bán hàng online có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp chuyển đổi số với doanh nghiệp sản xuất, người dân.

Nền tảng số giúp chuyển đổi số nhanh, chuẩn hóa quy trình và đổi mới mô hình kinh doanh. Năm 2022, phấn đấu 63/63 tỉnh thành xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp, mục tiêu 30% doanh nghiệp SMEs sử dụng nền tảng chuyển đổi số SMEdx. Bộ TT&TT cũng đặt mục tiêu trong năm 2022, tỷ trọng kinh tế số trong tổng sản phẩm nội địa đạt 11,5%; tỷ lệ doanh nghiệp SMEs sử dụng nền tảng số là 10%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 50%. Đồng thời sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số. Doanh nghiệp chuyển đổi số chủ động với phối hợp với Bộ TT&TT, các địa phương trong tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi số.

Đại diện các doanh nghiệp các đơn vị cung cấp cũng như sử dụng dịch vụ chuyển đổi số

Đại diện các địa phương, đơn vị cung cấp cũng như sử dụng dịch vụ chuyển đổi số cho rằng Chính phủ, Bộ TT&TT cần tập trung vào cơ chế, chính sách cụ thể, hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp chuyển đổi số.

Đầu tư cho chuyển đổi số là đầu tư để thay đổi từ nhận thức tới kết cấu hạ tầng và giải pháp công nghệ, vì vậy, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong chuyển đổi số công nghệ hiện nay là nhiều doanh nghiệp chưa làm chủ được các công nghệ của chuyển đổi số cũng như hệ thống nền tảng cơ bản.

Do đó, tại Hội nghị, đã có nhiều ý kiến thảo luận, trao đổi, chia sẻ của đại diện các đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển đổi số cũng như doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này tập trung vào cơ chế, chính sách cụ thể, hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp chuyển đổi số. Đồng thời kiến nghị, Bộ TT&TT thông tin rõ điều kiện, thời gian công nhận chuyên gia tư vấn; các sở TT&TT thông cần làm gì để có đủ điều kiện là chuyên gia tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp; mức độ hỗ trợ của Nhà nước đối với kinh phí tư vấn cho doanh nghiệp; thống nhất định mức ký hợp đồng tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp; kiến nghị Chính phủ giảm 3% mức thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp SMEs thực hiện chuyển đổi số từ năm 2021 đến năm 2025.

Kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ TT&TT cho rằng: Chuyển đổi số phải xuất phát từ nhận thức, kỹ năng, công cụ, quan trọng nhất là phải lựa chọn đúng công cụ, đúng nền tảng để sử dụng hiệu quả. Là doanh nghiệp SMEs phụ thuộc rất nhiều vào các khâu trung gian. Vậy nên, Bộ sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn những nền tảng số xuất sắc để thúc đẩy, mở rộng thị trường, giảm hoặc loại trừ khâu trung gian.

Thứ trưởng Bộ TT&TT kết luận HN.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng khẳng định Bộ sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn những nền tảng số xuất sắc để thúc đẩy, mở rộng thị trường, giảm hoặc loại trừ khâu trung gian.

Thứ trưởng Bộ TT&TT cũng nhấn mạnh: Trong năm 2022, Bộ đề ra kế hoạch và quyết tâm thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong hỗ trợ chuyển đổi số. Đó là, 63/63 địa phương vào cuộc thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số. Hình thành mạng lưới tư vấn kinh tế số toàn quốc; mạng lưới kinh tế số cộng đồng đến cấp xã. Có bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp; tiếp tục đa dạng hóa các kênh truyền thông (kênh chính thống, hệ thống truyền thông cơ sở; hệ thống truyền thông qua tin nhắn SMS…). Chuyển Vụ Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ là đầu mối giúp thúc đẩy chuyển đổi số…

Nguyễn Tùng-Hồng Thắm

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Nhiều khó khăn, vướng mắc
Từ ngày 10/7/2023 tại tỉnh Lai Châu nói riêng, cả nước nói chung đã triển khai, thực hiện đồng bộ liên thông thủ tục hành chính (TTHC) đối với 2 nhóm TTHC: đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú -...
Nhiệt tình với hoạt động đoàn
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, chị Lò Thị Kim Lệ - Bí thư Chi đoàn Tổ dân phố số 25, phường Đông Phong (thành phố Lai Châu) luôn hăng hái trong mọi hoạt động, phong trào đoàn, là gương sáng cho...