

Trao đổi với chúng tôi,
Được vay vốn từ nguồn quỹ của CLB, bà Trịnh Thị Ích ở tổ 5, phường Quyết Thắng, thành phố Lai Châu (bên phải) có điều kiện phát triển kinh tế.
Bình quân mỗi CLB có gần 50 thành viên; trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 50%, hộ nghèo chiếm 8%, cận nghèo 15%. Mỗi CLB thành lập 5 tổ chuyên môn và 4 - 5 nhóm theo địa bàn dân cư. Bước đầu duy trì chế độ sinh hoạt định kì hàng tháng. Tổ chức vệ sinh bản, nhà văn hóa; thăm hỏi, tặng quà thành viên ốm đau, bệnh hiểm nghèo; chăm sóc sức khỏe, vận động các thành viên tham gia bảo hiểm y tế, theo dõi sức khỏe định kì; hỗ trợ vốn, hướng dẫn cách làm ăn, vươn lên thoát nghèo… Đây là những hoạt động thiết thực, đầy tính nhân văn của các CLB trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng nguồn quỹ hoạt động, mỗi CLB thành lập được Hội NCT tỉnh hỗ trợ 25 triệu đồng, 25 triệu đồng các CLB tự đối ứng. Ngoài ra, các CLB còn huy động nguồn lực từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân và vận động hội viên thông qua tổ chức tiết kiệm và thực hiện các hoạt động gây quỹ tập thể khác. Từ đó, hỗ trợ thành viên vay ít nhất 5 triệu đồng/người để tăng thu nhập bằng nhiều hình thức như: buôn bán, chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh nhỏ… Nhiều CLB chỉ sau 2 năm thành lập, các thành viên được vay vốn có thu nhập gấp rưỡi, gấp đôi, nhiều hộ thoát nghèo bền vững. NCT trả vốn, lãi đầy đủ, đúng hạn, quỹ của CLB được bảo tồn và ngày càng gia tăng, tạo cơ hội thành lập tổ nhóm giúp nhau sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Điển hình là CLB phường Quyết Tiến (thành phố Lai Châu) có nguồn quỹ hơn 90 triệu đồng đã giúp 20 lượt hội viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn vay vốn. Bà Phạm Thị Hòa - Chủ nhiệm CLB chia sẻ: Hiện nay, ngoài thực hiện các nhiệm vụ chính của CLB như: thăm hỏi thành viên ốm đau, khám chữa bệnh; tổ chức các phong trào văn hóa, thể thao… chúng tôi còn chú trọng tạo nguồn vốn giúp hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay. Tùy vào điều kiện hoàn cảnh và nguồn vốn hiện có, CLB cho hội viên vay từ 10 - 20 triệu đồng/người. Sau khi giải ngân, chúng tôi hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm để thành viên phát huy hiệu quả nguồn vốn vay.
Mỗi CLB đều có cách làm hay, thiết thực hỗ trợ thành viên. Ví dụ như CLB phường Quyết Tiến cho hội viên vay vốn phát triển kinh tế; CLB thị trấn Tân Uyên (huyện Tân Uyên) chăm sóc sức khỏe, vận động các thành viên tham gia bảo hiểm y tế, theo dõi sức khỏe định kỹ cho các hội viên; CLB bản Huổi Én (xã Mường So, huyện Phong Thổ) tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao… CLB là mô hình ý nghĩa và thiết thực trong công tác chăm lo NCT, góp phần củng cố hoạt động các tổ chức Hội cơ sở, cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo.
Mặc dù đã có những hiệu quả thiết thực nhưng khó khăn nhất trong việc nhân rộng CLB là huy động chân quỹ. Theo quy định, thành lập CLB ngoài Hội NCT tỉnh hỗ trợ 25 triệu đồng, các CLB tự huy động tối thiểu 25 triệu đồng nhằm duy trì hoạt động. Đối với CLB quy mô cấp cơ sở như các bản vùng sâu, vùng xa thì đây là số tiền không nhỏ. Mặt khác, mô hình CLB vẫn khá mới, có đặc thù riêng nên nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, hội viên, NCT còn nhiều hạn chế. Sự vào cuộc của các cấp, các ngành, MTTQ, các đoàn thể còn ít...
Giúp NCT ngày thêm sống vui, sống khỏe, sống có ích vẫn cần hơn hết sự vào cuộc, giúp đỡ của các cấp ủy, chính quyền địa phương và tổ chức, cá nhân hảo tâm.
Tin đọc nhiều

Tặng quà tết Xuân Ất Tỵ năm 2025

Phong Thổ chăm lo, phát huy vai trò người cao tuổi
_1734315615094.jpg)
“Bóng cả” sống vui, khỏe, có ích

Sáng mãi tinh thần Thanh niên xung phong

Gặp mặt cựu chiến binh tiêu biểu qua các thời kỳ

Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Cựu thanh niên xung phong

Đại hội Đại biểu Hội Người cao tuổi huyện Nậm Nhùn, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Biểu dương “người cao tuổi tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở” giai đoạn 2019-2024




