
Chiếc gùi - nét văn hóa vùng Tây Bắc

![]() |
Chiếc gùi - vật dụng quen thuộc của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Ảnh: H.T |
Ở một góc nào đó thẳm sâu trong tâm hồn của người dân Tây Bắc, chiếc gùi như một người bạn tâm giao để họ bộc bạch nỗi niềm riêng. Từ bàn tay cần cù khéo léo, tính kiên trì và óc thẩm mỹ sáng tạo, gùi như tấm lòng người Tây Bắc thơm thảo, gắn cuộc đời với nương rẫy, núi rừng. Khi hoa ban nở rộ, những chồi non lộc biếc giữa đại ngàn căng mình đón khí trời ấm áp; khi những tiếng khèn, tiếng pí của hội vui xuân trên các bản mường khép lại thì cũng là lúc gùi cùng với người dân vùng cao lên nương gieo hạt, trồng cây… Gùi đã góp sức làm thay da đổi thịt trên các vùng đất để hôm nay màu xanh của lúa, ngô, khoai, sắn; của những cây công nghiệp như cao su, trẩu, quế, thông, hồi… đã phủ khắp núi đồi.
Không phải ngẫu nhiên gùi hình thành và có ở miền Tây Bắc. Tạo hóa thật công bằng khi ban tặng người Tây Bắc chiếc gùi thân thương, để họ có thể leo ngang sườn dốc mang thóc, ngô hay nắm rau dớn, củ măng về nhà. Nhờ gùi, cuộc sống người vùng cao đã bớt đi khó khăn, đôi tay người vùng cao đỡ phần mệt mỏi.
Chuyện kể rằng: xưa có đôi trai gái yêu nhau. Trai nghèo yêu con gái nhà Phình giàu có. Họ nhà Phình bảo: thằng ấy là thân trâu, thân ngựa không có công danh chức tước trong bản làng, yên ngựa đặt lên lưng ngựa sao giờ ngựa lại đặt lên yên. Để ngăn cản tình yêu của đôi trai gái, họ Phình đã cướp hết ruộng nương, đốt nhà… khiến chàng trai phải bỏ bản đi nơi khác. Thương nhớ người yêu, ngày đêm cô gái ra khóm tre nơi hai người đã trồng để khắc ghi lời chung thủy. Lạ thay năm tháng qua đi, cây tre ấy không già cỗi mà sinh sôi nảy nở phủ khắp cả rừng xanh, cây nào cũng thon dài, chỉ vừa bằng cổ tay của đứa bé mới sinh, tròn trịa và thẳng tắp. Nỗi nhớ người yêu dâng trào, quay quắt đến nao lòng cô quyết định đi tìm chàng trai. Cô liền đốn cây tre, nạo vỏ, lấy cật tre, chẻ ra lạt nhỏ rồi đan tạo thành khối hình trụ, miệng loe ra giống hình bông hoa gạo, đáy thì nhỏ các sợi đan nhau làm thành 4 góc vuông sắc cạnh. Các nan đan vắt chéo nhau tạo hình hoa văn tượng trưng cho tình yêu bất diệt, lòng chung thủy, đồng thời đó còn là niềm tin, cầu mong sự bình yên may mắn và hạnh phúc. Gùi được giữ cứng, chắc bởi 9 thanh ngang. Cô đi hết ngọn núi này, đến núi khác hết quả đồi này đến quả đồi kia và cuối cùng cô đã gặp được chàng, 2 người đã sống trọn kiếp bên nhau.
Theo tiếng Dao, cây tre để đan gùi có tên là Lào Phin, tiếng Thái là KhảngKlúng, tiếng Mông là XungTrở. Dây làm quai đeo gùi cũng được bà con lấy từ các sợi của vỏ cây sì trong rừng. Lào Phin quý và hiếm nên bà con trồng, chăm sóc cẩn thận không lấy măng như những loại tre khác. Trồng tre được 3 năm khoảng 2 sải tay thì bà con lại đốn về đan gùi.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, gùi xung trận như một người chiến sĩ kiên trung, cùng bà con dân bản trèo đèo lội suối cõng muối, tải đạn ra tiền tuyến giúp quân dân ta làm nên bao thắng lợi hào hùng. Góp nhặt yêu thương từ nơi này đến nơi khác, trên lưng các mẹ, các chị, gùi còn là cái nôi cho em thơ giấc ngủ nồng say. Hơn thế nữa gùi còn cõng gạo nuôi con chữ chắp cánh cho những ước mơ tới trường. Để đến bây giờ khắp các bản mường đâu đâu cũng có tiếng ca hát, tiếng học bài; tiếng đồng lòng quyết tâm của tuổi trẻ đứng lên xây dựng quê hương. Vào những đêm trăng sáng bên cọn nước chảy êm đềm hay trong những đêm hội bập bùng ngọn lửa tình cháy bỏng, gùi đã mang cây khèn, cây sáo giúp cho trai làng, gái bản thổ lộ, trao nhau ân tình. Và sau mỗi đêm hội gùi lại xe kết những lời hẹn ước yêu thương cho nam thanh nữ tú nên duyên chồng vợ.
Gùi chính là một nét đẹp trong bản sắc văn hóa của đồng bào miền Tây Bắc. Gùi cũng là nút thắt sợi tình đoàn kết bản trên mường dưới thêm thắm đượm nghĩa tình, mỗi khi mùa vụ đến, bà con lại đi gùi thóc, ngô… giúp nhau. Con trai đan gùi và con gái thêu thùa đã trở thành bức tranh miền sơn cước đi vào lòng người với bao ý nghĩa. Ở đó người đọc sẽ cảm nhận được thông điệp xanh về cuộc sống làng quê Việt Nam bình dị với tấm lòng thơm thảo, hiếu đạo, hay đó còn là tâm tư tình cảm, nhân dân trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa ở bản làng. Ngày nay đã có bao nhiêu phương tiện hiện đại ra đời nhờ ứng dụng khoa học kĩ thuật nhưng hình bóng gùi vẫn không bao giờ phai nhạt, gùi đã khắc in vào mỗi ngọn núi, dáng cây, mỗi tên bản, tên làng. Và đặc biệt với người Tây Bắc, chắc chắn rằng sẽ không một phương tiện nào có thể thay thế được và gùi sẽ ngày càng nặng lòng với bao thế hệ.
Ý kiến bạn đọc
Tin đọc nhiều
Có thể bạn quan tâm

Thành Nhà Mạc ở Tuyên Quang – điểm đến hút khách du lịch đầu năm

Lan tỏa nếp sống văn minh

Bảo tồn di sản văn hoá của đồng bào dân tộc Cống

Đầu năm trẩy hội Côn Sơn - Kiếp Bạc

Lan tỏa tình yêu áo dài
Chung kết cuộc thi “Tiếng hát sơn ca” năm 2025

Bản đẹp Sin Suối Hồ và tiêu chuẩn kén chồng khoẻ của cô gái Mông
Ra mắt Câu lạc bộ Hát dân ca
Tin cùng chuyên mục

Lễ hội Putaleng huyện Tam Đường lần thứ II sẽ diễn ra từ ngày 21- 23/3
Văn hóa
05/03/2025 16:33
Với chủ đề “Tam Đường – Miền Đỗ Quyên rực rỡ”, Lễ hội Putaleng huyện Tam Đường lần thứ II, năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 21 - 23/3/2025 tại khu vực Hồ Mường Lự, thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường với chuỗi hoạt động đặc sắc mang đậm dấu ấn về đời sống văn hoá của bà con các dân tộc trên địa bàn huyện.

Tam Đường phát động “Tuần lễ áo dài” năm 2025
Văn hóa
03/03/2025 21:02
Chiều 3/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tam Đường phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện phát động “Tuần lễ áo dài” năm 2025.

Bế mạc Lễ hội xuân Ất Tỵ năm 2025
Văn hóa
01/03/2025 20:01
Ngày 1/3, tại Chợ phiên San Thàng, UBND thành phố Lai Châu tổ chức bế mạc Lễ hội xuân Ất Tỵ năm 2025. Dự có các đồng chí: Trần Mạnh Hùng - Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Đặng Quang Chung - Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ; các phòng, ban thành phố và đông đảo nhân dân.
Độc đáo Lễ hội Tú Tỉ
Văn hóa
28/02/2025 16:00
Từ ngày 28/2 -1/3 (tức ngày 1 - 2/2 âm lịch), tại xã San Thàng, thành phố Lai Châu long trọng tổ chức Lễ hội Tú Tỉ.

Lùng Thàng xây dựng đời sống văn hoá
Văn hóa
28/02/2025 14:45
Những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể xã Lùng Thàng (huyện Sìn Hồ) quan tâm; nhân dân tích cực hưởng ứng với nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho người dân; thay đổi diện mạo quê hương ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp.

Công nghiệp không khói Lai Châu tự tin hướng mới
Du lịch
28/02/2025 09:04
Trên đà bước tới, với con số khách tham quan đạt 1.359.000 lượt khách trong năm 2024, tăng 30% so với năm trước và vượt 20,5% so với mục tiêu đề ra, ngành “Công nghiệp không khói” của tỉnh Lai Châu càng có thêm động lực để tiếp tục bứt phá và kỳ vọng vào những mục tiêu mới cao hơn trong năm 2025.

Độc đáo Lễ hội Xòe Chiêng
Văn hóa
28/02/2025 08:35
Đã thành thông lệ, nhiều năm qua, vào dịp sau Tết Nguyên đán (từ ngày 14 - 15/1 âm lịch hàng năm), xã Bản Bo, huyện Tam Đường tổ chức Lễ hội Xòe Chiêng. Qua đó, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp, tiềm năng thế mạnh của Bản Bo tới du khách.

Chuyện những nghề cũ trong lòng phố thị
Văn hóa
25/02/2025 10:15
(BLC) - Giữa thành phố hiện đại và tiện nghi, đâu đó nơi góc chợ, trên vỉa hè hay chỉ một khoảng không gian nhỏ vẫn còn những người thợ cặm cụi với nghề cũ, hình ảnh của họ đã trở nên thân thuộc với người dân thành phố. Họ như một sắc trầm góp phần để thành phố thêm sắc màu với muôn nghề mưu sinh.
Xây dựng đời sống văn hoá nơi rẻo cao
Văn hóa
24/02/2025 18:06
(BLC) – Xây dựng lối sống văn minh, không còn hủ tục lạc hậu, giữ gìn tình làng nghĩa xóm là những giải pháp cấp uỷ, chính quyền xã Pu Sam Cáp (huyện Sìn Hồ) đang triển khai thực hiện nhằm xây dựng đời sống văn hoá mới.

Du lịch Lai Châu hút khách dịp đầu xuân
Du lịch
24/02/2025 11:23
Trên đà khởi sắc của năm 2024 với con số đầy ấn tượng: toàn tỉnh đón 1.359.000 lượt khách (trong đó 1.328.500 lượt khách nội địa, 30.500 lượt khách quốc tế), tăng tới 30% so với cùng kỳ năm 2023 và 20,5% so với kế hoạch năm 2024. Doanh thu từ du lịch đạt trên 1.084 tỷ đồng, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm 2023 và 11,3% so với kế hoạch năm 2024. Năm nay, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu, tỉnh đã triển khai quảng bá và tổ chức nhiều sự kiện hấp dẫn nhằm “hút khách” về với Lai Châu.

Tâm huyết với việc giữ gìn văn hóa dân tộc Mông
Văn hóa
24/02/2025 11:21
Với tâm huyết và tình yêu văn hóa đồng bào dân tộc Mông, nhóm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật vẽ sáp ong truyền thống của đồng bào Mông hoa Câu lạc bộ Mỹ thuật Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT) THPT tỉnh đã giúp người yêu hội họa đến gần hơn với các giá trị văn hóa của dân tộc thiểu số vùng cao.