Thứ sáu, 29/03/2024, 15:15 [GMT+7]

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục

Thứ hai, 19/10/2020 - 09:56'
Thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII về giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đặc biệt là Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; đến nay, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đạt được kết quả quan trọng trong việc phát triển toàn diện GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực địa phương.

Những thành quả đạt được, trước hết phải kể đến hệ thống trường, lớp học, cơ sở đào tạo được sắp xếp tinh gọn, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh. 99,9% giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn trở lên, đáp ứng yêu cầu dạy học. Chất lượng giáo dục ở các cấp được nâng lên; toàn tỉnh có 170 trường chuẩn quốc gia, đạt gần 50%, vượt chỉ tiêu nghị quyết. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đạt kết quả tích cực, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 50%, tăng 10,1% so với năm 2015, đạt chỉ tiêu nghị quyết. Để có được kết quả này, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các nghị quyết, chương trình, đề án, quyết định về thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là vùng đặc biệt khó khăn, biên giới. Đồng thời, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện; phối hợp tốt với các đơn vị liên quan thông tin, tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm về thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đến cán bộ, giáo viên, người dân. Hàng năm, chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Chú trọng kiểm tra, tư vấn, bồi dưỡng về năng lực và phương pháp giảng dạy cho giáo viên.

Đồng chí Đinh Trung Tuấn - Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: “Ngành chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ nhà giáo. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong trường học gắn với việc xây dựng môi trường giáo dục xanh - sạch - đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện. Chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh giỏi các cấp; khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào giảng dạy, học tập. Ngành cũng tham mưu cho tỉnh nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, đảm bảo có trình độ chuyên môn cao, năng lực thực tiễn tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Thúc đẩy xây dựng xã hội học tập mở, học tập suốt đời”.

Buổi học ngoại khóa của học sinh Trường Mầm non thị trấn Mường Tè (huyện Mường Tè).

Ngành Giáo dục cũng giao quyền tự chủ cho các đơn vị giáo dục trong việc biên chế thời gian theo từng năm học, tinh giản nội dung chương trình; thiết kế, biên soạn tài liệu dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường. Cùng với đó, đổi mới sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn, đa dạng hóa các hình thức dạy học trực tiếp, qua internet, trực tuyến, truyền hình. Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học. Tăng cường tổ chức dạy ngoại ngữ cấp tiểu học và đẩy mạnh các hoạt động giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp, dạy học gắn với sản xuất kinh doanh và nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học. Đồng thời, đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, thi và đánh giá. Thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục gắn với trách nhiệm người đứng đầu, tạo động lực cải tiến phương pháp dạy và học.

Để xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt chuẩn và từng bước nâng cao chuẩn hóa trình độ đào tạo, Sở GD&ĐT thường xuyên cử đi tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng; biến quá trình đào tạo, bồi dưỡng thành tự đào tạo, bồi dưỡng. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường giúp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý có ý thức tự học mọi lúc, mọi nơi, qua thực tiễn công tác để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Sắp xếp đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc. Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên cấp mầm non đạt 71,09%, tiểu học 53,82%, THCS 63,90%, THPT 100%.

“Đối với giáo dục mầm non, ngành tạo môi trường giáo dục theo hướng để trẻ được khám phá, trải nghiệm, sáng tạo trong hoạt động phát triển vận động, nhận thức, thẩm mỹ. Với giáo dục phổ thông, đổi mới nội dung, phương thức, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm. Xây dựng mô hình thư viện thân thiện, phát triển văn hóa đọc, tăng cường hoạt động giao lưu, trải nghiệm giúp học sinh có hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống. Tạo môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Nhờ đó, tỷ lệ học lực, hạnh kiểm và tốt nghiệp ở các cấp học luôn đạt xấp xỉ 100%” - đồng chí Đinh Trung Tuấn chia sẻ thêm.

Ngoài ra, tỉnh chú trọng xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu dạy và học cho các trường học trên địa bàn tỉnh; đầu tư trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại, phát huy được tính độc lập của học sinh. Chỉ đạo sở, ngành phối hợp với địa phương tập trung nguồn lực xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với xây dựng nông thôn mới. Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cán bộ và Nhân dân về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm khai thác và huy động các nguồn lực, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm để thực hiện thành công việc xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Phương Ly

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Nhiều khó khăn, vướng mắc
Từ ngày 10/7/2023 tại tỉnh Lai Châu nói riêng, cả nước nói chung đã triển khai, thực hiện đồng bộ liên thông thủ tục hành chính (TTHC) đối với 2 nhóm TTHC: đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú -...
Nhiệt tình với hoạt động đoàn
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, chị Lò Thị Kim Lệ - Bí thư Chi đoàn Tổ dân phố số 25, phường Đông Phong (thành phố Lai Châu) luôn hăng hái trong mọi hoạt động, phong trào đoàn, là gương sáng cho...