Thứ hai, 09/09/2024, 15:04 [GMT+7]

Hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho phụ nữ

Thứ tư, 31/01/2024 - 10:53'
(BLC) - Thành phố Lai Châu có 12.855 hộ gồm 17 dân tộc sinh sống, số người trong độ tuổi lao động 30.365 người, trong đó lao động nữ là 15.267 người, chiếm 50,2% tổng số lao động chung của toàn thành phố. Đến hết năm 2023, tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo, tập huấn đạt 84,5%.

Đồng chí Trần Đình Tiến - Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: "Thời gian qua việc đào tạo nghề, vay vốn giải quyết việc làm cho lao động địa phương, trong đó có lao động nữ là một trong những vấn đề thành phố quan tâm. Thành phố đã mở một số lớp dạy nghề về nông nghiệp như: trồng rau, nấm, thêu may trang phục truyền thống, chăm sóc gia súc gia cầm; một số nghề phi nông nghiệp như pha chế đồ uống. Qua lớp dạy nghề các học viên được cấp chứng chỉ, có nhiều cơ hội để tìm việc làm hơn giúp bà con có thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình".

Để thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết và tạo việc làm cho người lao động nhất là lao động nữ góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, được sự nhất trí của UBND thành phố, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội đã chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể thành phố, UBND các xã, phường, nắm bắt thông tin và tư vấn, hướng nghiệp trong việc lựa chọn ngành nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động. Hằng năm phối hợp rà soát nhu cầu học nghề của người lao động để xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm; đồng thời thực hiện tư vấn, định hướng, ký kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm ổn định cho người lao động. Tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách vay vốn giải quyết việc làm từ nguồn quỹ quốc gia về việc làm đến với người dân trên địa bàn, đặc biệt là lao động nữ tại địa phương.

1

Lao động nữ trên địa bàn thành phố được đào tạo kỹ thuật may trang phục truyền thống.

Riêng năm 2023, tỷ lệ lao động nữ trên địa bàn thành phố được hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho 596 học viên, 36 hội viên phụ nữ được vay vốn giải quyết việc làm, đi xuất khẩu lao động. Trong tổng số 221 lao động đăng ký tham gia Tuần hỗ trợ kết nối việc làm và phiên giao dịch việc làm cho người lao động trong đó nữ là 98 trường hợp, tuyển dụng được 3 lao động nữ.

Chị Giàng Thị Ghênh ở bản Gia Khâu 1 (xã Sùng Phài) nói: "Vừa qua tôi và các chị em trong bản được tạo điều kiện tham gia lớp tập huấn thêu dệt thổ cẩm do thành phố tổ chức. Tại đây tôi đã hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc thêu hoa văn trên từng tấm vải thổ cẩm có giá trị lớn trong việc lan tỏa giá trị truyền thống tới khách du lịch gần xa".

Còn chị Phan Thị Thịnh - bản Mới (xã San Thàng) tâm sự: "Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, tôi được tham gia lớp học kỹ thuật tạo hình may trang phục dân tộc Giáy. Qua khóa học, tôi được truyền đạt kiến thức cơ bản và kỹ năng lựa chọn màu vải, trang trí họa tiết. Từ đó, tôi có ý thức hơn trong việc bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong thời đại công nghệ 4.0".

Các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã có sự quan tâm, thực hiện đầy đủ kịp thời các chế độ chính sách đối với người lao động nữ như: chế độ tiền lương, thai sản, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hợp đồng lao động và các chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ.

Thời gian tới, để hỗ trợ các lớp đào tạo dạy nghề, hướng nghiệp tạo việc làm, vay vốn giải quyết việc làm xuất khẩu lao động cho phụ nữ trên địa bàn thành phố Lai Châu, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường công tác phối hợp với UBND các xã, phường và đơn vị đào tạo nghề tuyên truyền, vận động lao động trong độ tuổi nhất là lao động nữ tham gia các lớp đào tạo nghề phù hợp gắn với nhu cầu phát triển kinh tế của từng hộ gia đình, của địa phương tận dụng lợi thế về đất đai, địa điểm khí hậu, môi trường phát triển các mô hình kinh tế cho phù hợp.

Tăng cường sự phối hợp giữa Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, UBND các xã, phường, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác trong việc chỉ đạo và thực hiện cho vay vốn từ qũy quốc gia về việc làm, rà soát lao động nữ đã được đào tạo nghề để hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho các lao động nữ sau khi đào tạo nghề nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động và thu nhập chung của toàn thành phố.

Hoài Thương

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Nguy cơ cao sạt lở tại bản tái định cư Nậm Manh
Đứt gãy đường vào bản, nước phun lên giữa nhà vào những ngày mưa to, nứt chân tà-luy âm là những hiện tượng đã và đang diễn ra với 36 hộ tại bản tái định cư Nậm Manh (xã Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn).
Nhiệt tình, trách nhiệm
Với tinh thần trách nhiệm, đức tính cần cù, chịu khó nghiên cứu, học hỏi, có tư duy và phương pháp làm việc khoa học, năng động, sáng tạo, chị Lò Thị Tán (33 tuổi), công chức văn hóa - xã hội xã...
Chiêu trò lừa đảo “việc nhẹ lương cao” vẫn tiếp diễn
Chiêu trò mời chào, tuyển cộng tác viên làm việc online nhưng thực chất là yêu cầu nạn nhân chuyển khoản để thực hiện nhiệm vụ rồi lừa đảo vẫn tái diễn.