

Thị trấn Tân Uyên là trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội của huyện với tổng diện tích đất tự nhiên 7.033,73ha; với 3.865/15.591 khẩu, gồm 10 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 47,2%; Thái 19,9%; Khơ Mú 11,5%; Mông 15,6%; Dao 4,9%; khác 0,9%. Tỷ lệ hộ nghèo của là 246 hộ, chiếm tỷ lệ 6,83%, hộ cận nghèo là 338 hộ chiếm tỉ lệ 8,39%.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện, sự phối hợp của các Phòng ban, chuyên môn huyện, sự đoàn kết thống nhất trong BCH Đảng bộ thị trấn, sự phối hợp giữa MTTQ và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là sự ủng hộ cao của cán bộ, nhân dân trên địa bàn thị trấn đã thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (TDĐK XDĐSVH), tổ chức thực hiện tốt nghị quyết của Đảng uỷ về “Xây dựng thị trấn đạt chuẩn VMĐT, gắn với phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2020-2025”. Tham mưu Đảng ủy ban hành nghị quyết; kiện toàn BCĐ, ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên; UBND thị trấn xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện các tiêu chí giai đoạn và kế hoạch thực hiện hàng năm, phối hợp với MTTQ và các đoàn thể tổ chức tuyên truyền và triển khai thực hiện các tiêu chí xây dựng thị trấn đạt chuẩn VMĐT. Duy trì 46/52 tiêu chí đã đạt, xây dựng kế hoạch, lộ trình đến năm 2025 thực hiện 06 tiêu chí về xây dựng VMĐT theo quyết định số 04 của Bộ văn hoá. Phối hợp với MTTQ và các đoàn thể duy trì 06 mô hình điểm về VMĐT giai đoạn 2018-2020. Phát động các ngày Chủ nhật xanh với trên 5.509 lượt ngày công lao động.
Nhân dân tích cực lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi, xóa đói giảm nghèo. Thu nhập bình quân đầu người 58 triệu đồng/người/năm. Nhiều điển hình tiên tiến trong việc phát triển kinh tế gia đình như: Mô hình nuôi Dúi của ông Đỗ Xuân Thắng - TDP 5 hàng năm thu nhập từ 100-150 triệu đồng, cơ sở sản xuất Nhiễu (Kiên) - TDP 5 hàng năm thu nhập từ 200-300 triệu đồng; HTX Phan Vinh - TDP 5 thu nhập từ 300-400 triệu đồng, hộ ông Sùng A Do, Giàng A Tỵ - điển hình trong mô hình trồng chanh leo, Giàng A Lù - mô hình nuôi ong, trồng phong lan; Lò Văn Chung, Lò Văn Sở - trồng chè, một số hộ gia đình DTTS đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa 1 vụ sang trồng cây ăn quả như: Dưa lê, dưa hấu và rau màu ,…
UBND thị trấn thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, 100% công trình công cộng xây mới được thực hiện đúng, đảm bảo cảnh quan kiến trúc, không gian quy hoạch, vị trí quy hoạch theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, công năng theo thiết kế.
Chỉ đạo các TDP, bản tuyên truyền tới nhân dân tổ chức tổng vệ sinh, phát dọn, thu gom rác thải các tuyến đường; tăng cường giám sát các hành vi đổ rác thải, chất thải ra nơi công cộng, cầu, cống, khe suối. Chỉ đạo các trường tổ chức các buổi truyền thông giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh ý thức về bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh trường lớp, tạo cảnh quan trường lớp xanh, sạch, đẹp.
Cơ sở hạ tầng giao thông, các công trình được đầu tư trên địa bàn như: Sân vận động, Phố đi bộ, Chợ trung tâm, hệ thống đèn chiếu sáng, cây xanh đô thị được chỉnh trang đã làm thay đổi diện mạo đô thị của thị trấn, từng bước nâng cao chất lượng, cải thiện đời sống của người dân. Các tuyến đường nội thị được mở rộng, khang trang góp phần thúc đẩy phát triển các ngành thương mại dịch vụ. Năm 2023 thị trấn được đầu tư 09 công trình với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng, UBND thị trấn đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân các TDP, bản hiến đất, tài sản trên đất để thực hiện với hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Duy trì hoạt động của các công trình phúc lợi trên địa bàn; Hoạt động văn hóa, thể thao được thị trấn và các TDP, bản tổ chức thường xuyên, thành lập các đoàn tham gia Hội diễn nghệ thuật quần chúng, các giải thể thao; năm 2023 số gia đạt gia đình văn hóa 3.352/3.555 hộ, chiếm 94,3%; số bản, TDP đề nghị công nhận bản văn hóa 16/19 bản, chiếm 84,2%; 49/51 cơ quan văn hóa, chiếm 96%. Thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch, UBND thị trấn phối hợp với Trung tâm văn hoá huyện tổ chức bảo tồn văn hóa đồng bào dân tộc Dao đỏ tại bản Hoà Hợp. Chỉ đạo các trường tổ chức triển khai các hoạt động VHVN, TDTT. Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hoá thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia. Trên địa bàn thị trấn có 07 nghệ nhân là người DTTS, các nghệ nhân thường xuyên được giao lưu trao đổi kinh nghiệm, truyền dạy cho thế hệ trẻ và các em học sinh về giá trị văn hóa các dân tộc. Tổ chức lễ hội Xòe chiêng, duy trì hoạt động tham gia ngày hội văn hoá các dân tộc. Duy trì hoạt động của 19 đội văn nghệ với 347 thành viên, trong đó tiêu biểu đội văn nghệ bản Chạm Cả, Hô Be, Nà Nọi,...Tổ chức tuyên truyền, triển khai vận động nhân dân thực hiện phát triển du lịch, hiện nay một số hộ dân đã đầu tư phát triển du lịch cộng đồng như bản Hua Pầu và du lịch nghỉ dưỡng tại TDP 17, tuyên truyền các điểm du lịch vùng chè TDP 5, 7... đã thu hút nhiều du khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng.
Phối hợp tốt với các cơ quan chuyên môn huyện trong công tác quản lý đất đai, cấp phép xây dựng; trồng cây xanh, tạo cảnh quan môi trường,... Chỉ đạo Công an thị trấn, Ban BVDP, tổ quản lý trật tự đô thị thực hiện tốt công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự giao thông bước đầu đã có những kết quả tích cực.
Để thực hiện thành công các giải pháp xây dựng điển hình tiên tiến trong công tác xây dựng ĐTVM, thời gian tới, thị trấn tập trung vào một số nhiệm vụ: Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhất là những luật mới được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành; tuyên truyền Nghị quyết về thực hiện nếp sống VMĐT. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác xây dựng trên địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về xây dựng không phép, trái phép. Tập trung đẩy mạnh việc tạo cảnh quan đô thị, nếp sống văn minh, quảng bá, giới thiệu các điểm du lịch như: Vùng chè, điểm du lịch cộng đồng,…Tập trung quảng bá các sản phẩm đặc sản của địa phương như các loại lúa chất lượng cao, chè, các sản phẩm Ocop, phát huy hiệu quả của các đội văn nghệ, các phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung khuyến khích đầu tư, mở rộng các mô hình trang trại, gia trại, các mô hình cây ăn quả,… nhằm thu hút du khách.Nâng cao ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường (VSMT) ở các TDP, bản chưa được thu gom rác, vận động nhân dân đào hố rác, thu gom và xử lý rác thải đảm bảo VSMT; tổ chức tổng VSMT vào các ngày Chủ nhật hằng tuần. Nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế mới đã đem lại hiệu quả. Tổ chức cho đồng bào DTTS được tham quan, học hỏi trao đổi kinh nghiệm trong phát triển kinh tế.
Tin đọc nhiều

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm

Tri ân người có công
Hội nghị đánh giá triển khai hồ sơ bệnh án điện tử

Doanh thu từ du lịch đạt 54,5 tỷ đồng trong 5 ngày nghỉ lễ

Công an xã Sùng Phài tặng quà cho bà cụ hơn 100 tuổi

BHXH tự nguyện - lựa chọn thiết thực cho người lao động tự do

BHXH Việt Nam: Đột phá từ cải cách tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng phục vụ, hướng tới mục tiêu bao phủ BHXH toàn dân

Bảo hiểm xã hội - Chính sách ưu việt, nhân văn vì quyền lợi người lao động









