Thứ bảy, 18/05/2024, 23:30 [GMT+7]

Đổi mới dạy và học môn lịch sử

Thứ tư, 12/02/2014 - 18:38'
(BLC) - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Để khẳng định tầm quan trọng của lịch sử trong sự nghiệp “trồng người”.

Chị Dương Thị Hằng, giáo viên bộ môn lịch sử (Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Lai Châu) cho biết: “Hiện nay, cả trường chỉ có 1 lớp chuyên Văn, không có chuyên Sử. Từ năm 2008 đến nay, nhà trường không tìm được nguồn học sinh tham gia các cuộc thi học sinh giỏi các cấp ở môn học này. Trong khi đó, số tiết học môn lịch sử trung bình chỉ có 1,5 tiết/tuần, ít hơn rất nhiều so với các môn học khác”.

Một giờ học lịch sử tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.

Vì tâm lý cho rằng, lịch sử là môn phụ, môn học thuộc nên nhiều học sinh cũng như các bậc phụ huynh rất xem nhẹ. Nhiều người nghĩ học các môn khoa học xã hội (trong đó có lịch sử) sẽ hạn chế trong việc lựa chọn ngành nghề. Chỉ có các ngành khoa học tự nhiên thì lựa chọn rộng hơn so với các nghề có thu nhập cao như: kinh tế, y, kỹ thuật,… Do đó, nhiều học sinh học xong chương trình phổ thông nhưng không nắm được lịch sử của đất nước, của dân tộc.

Để khắc phục tình trạng này, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đã thay đổi phương pháp dạy và học môn lịch sử. Với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, là người chủ động, tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức còn giáo viên chỉ là người hướng dẫn. Việc soạn giảng được thay đổi theo hướng tích cực như: sử dụng nhiều tranh ảnh, biểu đồ, đối với các trận đánh sử dụng các tư liệu kênh hình với những đoạn phim lịch sử sinh động. Các sự kiện lịch sử được chia theo giai đoạn, theo chủ đề, sau đó được cụ thể bằng các sơ đồ hóa, nhờ đó tập cho học sinh kỹ năng nhận diện vấn đề lịch sử một cách lôgíc. Phương pháp kiểm tra vẫn là tự luận chứ không sử dụng trắc nghiệm như các môn học khác. Việc kiểm tra không chỉ là việc học thuộc đơn thuần để trả lời các câu hỏi đơn giản như: “nêu”, “trình bày”, “giới thiệu” như trước đây mà tăng cường khả năng sáng tạo của học sinh. Các câu hỏi kiểm tra môn lịch sử nghiêng về các kỹ năng tư duy, trả lời các câu hỏi: “như thế nào?” “tại sao?” “phân tích?” “đánh giá?”,… Chính vì thế hiện nay, nhiều học sinh đã yêu thích môn lịch sử, không còn áp lực bắt buộc phải học thuộc như trước đây.

Cô Hằng khuyên các em: “Khi làm bài thi tốt nghiệp hay thi đại học môn lịch sử, không nên học vẹt, học tủ, máy móc. Cần nắm nền kiến thức cơ bản, hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ, chịu khó làm bài tập và các câu hỏi theo chủ đề. Khi làm bài thi nên làm đề cương sơ lược ra giấy nháp để tránh làm lộn xộn các ý, lời lẽ trong sáng, mạch lạc, lập luận rõ ràng, dễ hiểu,...”.

Học lịch sử góp phần quan trọng vào việc giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. Nhưng để lịch sử có vị trí xứng đáng trong hệ thống giáo dục thì phải thay đổi tư duy của nhiều bậc phụ huynh và nhất là các em học sinh.

 

Mai Hiên

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...