Thứ bảy, 18/05/2024, 16:59 [GMT+7]

Hiệu quả từ những “Tủ sách lưu động”

Thứ hai, 15/10/2012 - 16:02'
(BLC) - Đó là mô hình thư viện trường học thân thiện với nội dung thư viện ngoài trời - “Tủ sách lưu động” tại một số trường học trên địa bàn huyện Tân Uyên đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, cần được nhân rộng.

Theo giới thiệu cuả lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Uyên, chúng tôi đến Trường THCS thị trấn, một trong những trường phát huy tốt hiệu quả của mô hình này. Tại sân trường, 2 “Tủ sách lưu động” bằng gỗ chắc chắn, có cửa kính thuận lợi cho việc quan sát, lựa chọn tài liệu, có bánh xe để di chuyển khi cần thiết. Có cột và mái che kiên cố; mái che có màu sắc tạo cảm giác thoải mái, thân thiện.Đảm bảo học sinh tham gia sử dụng tủ sách thuận tiện, đồng thời để cán bộ quản lý thư viện và giáo viên dễ quan sát các hoạt động của học sinh.

Học sinh trường THCS thị trấn Tân Uyên đọc sách tại thư viện ngoài trời sau giờ học chính khóa.

Cô giáo Phạm Thị Tuyết, Hiệu trưởng nhà trường cho chúng tôi biết: Công tác thư viện trường học là một trong các nội dung được nhà trường đặc biệt quan tâm. Hiện nay thư viện của nhà trường có hàng nghìn quyển sách, gồm các loại SGK, sách tham khảo, báo, tạp chí thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau phù hợp với lứa tuổi các em.

“Tủ sách lưu động” này đã và đang trở thành địa chỉ tin cậy để cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh khai thác, tìm kiếm các thông tin phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Xây dựng thói quen đọc sách cho các em. Đặc biệt là tạo sự hòa đồng giữa học sinh con em người kinh và học sinh con em dân tộc thiểu số. Hỗ trợ tích cực trong công tác dạy và học, tạo sự chuyển biến trong đổi mới phương pháp dạy học,  góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Tìm hiểu chúng tôi được biết: Để số lượng tài liệu đa dạng, kích thích nhu cầu đọc của các em, nhà trường phát triển vốn tài liệu bằng cách phát động trào quyên góp sách từ giáo viên và học sinh toàn trường. Việc này càng có ý nghĩa hơn khi nhà trường chọn hình thức tổ chức quyên góp trực tiếp vào các buổi chào cờ đầu tuần, trước sự chứng kiến của toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh. Ngoài ra, nhà trường đầu tư mua thêm tài liệu, sách tham khảo, báo, tạp chí phù hợp với lứa tuổi học sinh. Thực hiện lựa chọn, luân chuyển sách trong tủ sách lưu động theo kế hoạch từng tuần, tháng, từng kì hoặc khi có tài liệu mới.

Để đảm bảo cho việc quản lý các tủ sách lưu động này, đồng thời phát huy tinh thần tự quản của học sinh, nhà trường thành lập đội cộng tác viên thư viện gồm 16 em ở các khối lớp. Có lịch hoạt động hàng tuần cho từng thành viên, phù hợp với lịch học của từng khối. Đội có nhiệm vụ quan sát các hoạt động tham gia sử dụng tủ sách lưu động, nhắc nhở các bạn khi thực hiện chưa đúng quy định và báo cho cán bộ quản lí thư viện kịp thời có hình thức nhắc nhở và xử lí, tuyên dương những học sinh thực hiện tốt nội quy.

Em Lê Hồng Nhung, học sinh lớp 7A1 cho biết: Tủ sách lưu động của thư viện ngoài  trời luôn là người bạn thân thiết trong khoảng thời gian em ở trường. Giờ ra chơi em cũng có thể tranh thủ đọc sách, không còn phải lên tận thư viện như trước đây. Tại đây, em cảm thấy mình được tự do, bình đẳng trong việc học, đọc, nghiên cứu tài liệu. Ngoài phục vụ cho học tập hàng ngày, em còn đọc để hiểu biết thêm về nhiều lĩnh vực khác nhau như: Y tế, sức khỏe và đời sống thường ngày. Nhờ đọc sách mà kết quả học tập các môn xã hội của em có nhiều chuyển biến.

Mô hình thư viện trường học thân thiện với nội dung thư viện ngoài trời “Tủ sách lưu động” là mô hình nên áp dụng cho tất cả các trường học phổ thông, nhất là với các trường có học sinh ở bán trú. Trao đổi với đồng chí Phạm Văn Nghĩa, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Uyên chúng tôi được biết: Từ hiệu quả của mô hình này trong những năm qua, năm học này có 15/44 trường học trên địa bàn huyện đã xây dựng được thư viện ngoài trời. Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Song, là hình thức mới, đòi hỏi cần có sự quan tâm thường xuyên của Ban Giám hiệu nhà trường cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh trong đầu tư cơ sở vật chất, nguồn tài liệu để các hoạt động của thư viện ngày càng phát huy được hiệu quả.

Diệu Ân

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...