Chủ nhật, 19/05/2024, 08:01 [GMT+7]

Phong Thổ đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

Thứ ba, 07/10/2014 - 16:22'
(BLC) - Những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Thổđã triển khai sâu rộng công tác xã hội hóa giáo dục đến tất cả các đơn vị trường học. Nhờ vậy, điều kiện dạy và học ở các trường trên địa bàn huyện đã có sự thay đổi đáng kể… tạo đà cho sự nghiệp giáo dục nơi đây ngày một khởi sắc. 

Trong câu chuyện với cô giáo Phạm Thị Hằng Nga – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Ma Ly Pho (xã Ma Ly Pho) chúng tôi được biết, những năm trước đây, Trường THCS Ma Ly Pho gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, công tác duy trì sĩ số học sinh và nâng cao chất lượng. Hơn 90% học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em mình.

Đại diện Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam chi nhánh Lai Châu, Hội Khuyến học tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Thổ trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó.

Thực hiện phong trào xã hội hóa giáo dục, nhà trường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các tầng lớp Nhân dân, phụ huynh học sinh nhận thức sâu rộng về giáo dục, tự nguyện đóng góp kinh phí, ngày công lao động tạo mặt bằng, xây dựng, tu sửa trường lớp học. Kêu gọi sự hỗ trợ của chính quyền địa phương tài trợ kinh phí để tặng quà cổ vũ tinh thần học tập cho học sinh.

Ngoài ra, nhà trường còn tận dụng các khoảng đất trống ở khu ký túc xá trồng thêm cây xanh, rau màu, chăn nuôi gà, lợn… Nhờ đó, không chỉ nâng cao kỹ năng sống cho học sinh, bổ sung nguồn lương thực, thực phẩm vào bữa ăn hàng ngày cho các em học sinh mà còn góp phần duy trì tỷ lệ lệ chuyên cần của nhà trường đạt 98%, tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt gần 40% (năm học 2013 – 2014).

Cùng với Trường THCS Ma Ly Pho, các trường PTDTBT THCS Vàng Ma Chải, THCS Dào San,... cũng làm tốt việc huy động Nhân dân đóng góp sức người, hiện vật (gỗ, tre) để xây dựng trường lớp, làm phòng học tạm, cải tạo cảnh quang môi trường học tập. Việc xã hội hóa giáo dục đã cải thiện đáng kể cơ sở vật chất ở các điểm trường, song cái được lớn nhất đó là từ chỗ phải kêu gọi, vận động, đến nay nhiều phụ huynh đã tự giác quan tâm hơn đến việc học và các hoạt động ở trường của con em mình. Chính quyền các xã, tổ chức hội và các đoàn thể đã chia sẻ, giúp đỡ bằng ngày công, những nguyên vật liệu sẵn có phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của địa phương.

Trường Trung học cơ sở thị trấn đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục công trình, phục vụ nhu cầu dạy và học.

Xác địnhđầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển lâu dài, những năm qua Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã phối hợp với các ban, nghành, đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền trong Nhân dân nhận thức sâu sắc hơn về chủ trương xã hội hoá giáo dục. Trước thực trạng cơ sở vật chất của các trường còn nhiều thiếu thốn, một số trường xây dựng từ lâu nay đã xuống cấp, Phòng đã tham mưu cho UBND huyện phê duyệt danh mục cải tạo nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất cho 11 đơn vị trường học với 22 điểm trường để đáp ứng cho công tác dạy và học. Đồng thời tranh thủ khai thác mọi nguồn vốn từ ngân sách cấp trên đến huy động các tầng lớp Nhân dân đóng góp, các tổ chức xã hội ủng hộ... để đầu tư kiên cố hoá trường lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học.

Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa giáo dụcđược triển khai sâu rộng đã thu hút sự quan tâm, huy động được nguồn tài trợ từ các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài huyện. Điển hình như: Báo Lao động, Công đoàn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tặng 450 chiếc chăn ấm, 78 bộ bát đĩa và 28 xoong; 15 giường tầng cho học sinh bán trú; 70 suất quà và đồ chơi cho các cháu học sinh mầm non. Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam tặng 15 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó; Hội Chữ thập đỏ huyện tặng 350 chăn bông cho học sinh các trường trong huyện. Công đoàn ngành Giáo dục Hưng Yên ủng hộ 381 áo đồng phục cho học sinh trường Tiểu học Mù Sang.

Năm học 2013 – 2014, Chính phủ hỗ trợ 623.075 kg, các doanh nghiệp tư nhân Vân Dũng, Trường Long, Kiều Đăng, Quý Toàn,  Trung Nghĩa, Minh Hằng hỗ trợ kinh phí, vận chuyển đến các đơn vị trường cho các em học sinh. Tổ chức Minors (Mỹ): Tặng 400 chăn bông, 600 áo len; tài trợ dự án hỗ trợ xây dựng hầm bioga, quỹ VAC cho các trường bán trú dân nuôi trị giá 60 triệu đồng. Tổ chức Samaritan’ Purse tài trợ 1 nhà bán trú xã Hoang Thèn trị giá 140 triệu đồng; 1.300 áo rét, 1.300 đôi ủng cao su cho học sinh các trường trong huyện...

Với những kết quả đã đạt được trong công tác xã hội hóa giáo dục đã góp phần sẻ chia những khó khăn với đồng bào nghèo nơi vùng cao biên giới. Đó cũng chính là động lực, sức mạnh để thầy cô và các em học sinh vùng đất gió vươn lên trong sự nghiệp trồng người.

 

Hải Anh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...