Thứ bảy, 27/07/2024, 10:54 [GMT+7]

Tân Uyên phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Chủ nhật, 29/10/2023 - 12:49'
(BLC) - Vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, huyện Tân Uyên khuyến khích người dân và doanh nghiệp khai thác tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Qua đó, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

Trước đây anh Tòng Văn Phiện ở xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên chủ yếu làm ruộng nương và thi thoảng anh đi theo công trình làm thợ phụ nhưng công việc bấp bênh tháng có việc, tháng nghỉ. Năm 2019 được sự giới thiệu của bạn bè anh đã xin vào làm công nhân tại nhà máy gạch không nung của công ty TNHH Trường Thịnh Tân Uyên. Nhờ chịu khó làm việc và thêm nhiệm vụ quản lý nên mức lương của anh đạt trên 8 triệu đồng/tháng; do vậy cuộc sống gia đình khá hơn trước.

Đi vào hoạt động từ năm 2018, Công ty TNHH Trường Thịnh Tân Uyên chuyên về sản xuất gạch không nung với sản lượng 2 vạn gạch/ngày. Khi nhà máy đi vào hoạt động công ty đã được các cấp, các ngành của tỉnh và huyện tạo điều kiện, đồng hành trong việc hoàn thiện các thủ tục hành chính cũng như động viên, chia sẻ trong suốt quá trình lắp đặt hệ thống máy móc. Cùng với việc đưa công nghệ hiện đại trong sản xuất nhà máy gạch công ty đang tạo ra những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp và góp phần giải quyết việc làm cho gần 10 lao động địa phương.

Hợp tác xã Tây Bắc - bản Phúc khoa, xã Phúc Khoa là một trong những đơn vị sản xuất chè khô phục vụ xuất khẩu. Thành lập từ năm 2021, hợp tác xã đã mạnh dạn đầu tư khoảng 16 tỷ cho nhà xưởng và thiết bị máy móc; trong năm 2022 hợp tác xã được hỗ trợ 500 triệu đồng từ nguồn vốn khuyến công quốc gia để đầu tư máy móc tiên tiến trong quá trình chế biến chè. Sau 3 năm hoạt động hợp tác xã sản xuất được trên 4 tấn trà tươi/năm và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần 100 lao động với mức lương từ 6 - 9 triệu đồng/người/tháng..

Xác định phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương, huyện Tân Uyên chú trọng công tác quy hoạch, đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất cho các nhà đầu tư, triển khai dự án, bố trí nguồn ngân sách đầu tư hạ tầng, công trình trọng điểm, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng phục vụ doanh nghiệp và người dân. Trong 9 tháng năm 2023, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, tập trung vào các lĩnh vực như khai thác thủy điện, chế biến nông sản, lâm sản, khai thác vật liệu xây dựng… Hệ thống lưới điện tiếp tục được duy trì, đầu tư nâng cấp và xây dựng mới 14 dự án thủy điện nhỏ, trong đó 5 thủy điện nhỏ đang hoạt động công suất 45,4 MW; sản lượng điện năng hòa vào lưới điện quốc gia 9 tháng đầu năm ước đạt 131.364 nghìn kWh.

1

Nhà máy gạch Công ty TNHH Trường Thịnh Tân Uyên đang giải quyết việc làm cho 10 lao động địa phương.

Ngoài ra, huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp xã, thị trấn thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về hỗ trợ tài chính trong chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ và các hoạt động khoa học, công nghệ, ... tới các tổ chức, cá nhân liên quan. Tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 9 tháng đầu năm ổn định, giá trị sản xuất (giá cố định năm 2010) đạt 300 tỷ đồng.

Đặc biệt, giai đoạn từ năm 2020 đến nay, huyện phối hợp với Sở Công thương triển khai: hỗ trợ 1 máy sấy mắc ca đảo chiều công suất 1,5 tấn/1 lần sấy cho Hợp tác xã Hội cựu Thanh niên xung phong huyện Tân Uyên; 1 dây chuyền sản xuất chè tại hợp tác xã Tây Bắc; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nông sản cho 2 sản phẩm Nhân hạt mắc ca và Thịt trâu sấy. Về kết nối, tiêu thụ thông qua thương mại điện tử: tham gia tập huấn kỹ năng bán hàng trên mạng xã hội cho 25 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; duy trì giới thiệu 5 sản phẩm nông sản trên sàn Bưu điện và sàn Bưu chính Viettel….

2

Nhân dân xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên thu hái chè.

Thời gian tới, huyện Tân Uyên tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành nghề để tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đầu tư các trang thiết bị tiên tiến tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị cao. Quan tâm tới việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm, đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao để không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường... Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thị trường, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại; thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh, gắn với công tác chống thất thu thuế trên địa bàn.

Phương Ly

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Thời gian qua, mặc dù tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Sìn Hồ có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, việc đẩy lùi những phong tục tập quán lạc hậu nói chung,...
Khó kiểm soát giết mổ gia súc
Kiểm soát giết mổ gia súc là khâu quan trọng trong việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, thực trạng giết mổ gia súc nhỏ, lẻ và phân tán vì chưa có cơ sở giết mổ tập trung đã và đang...
Một đời tận tụy với ngành Điện
(BLC) - Đó là chị Vương Thị Thanh Thủy - Phó Chánh Văn phòng Công ty Điện lực Lai Châu. Tâm huyết, trách nhiệm và tận tụy với mọi công việc, chị Thủy đã cùng với biết bao thế hệ cán bộ ngành Điện...
Chiêu trò lừa đảo “việc nhẹ lương cao” vẫn tiếp diễn
Chiêu trò mời chào, tuyển cộng tác viên làm việc online nhưng thực chất là yêu cầu nạn nhân chuyển khoản để thực hiện nhiệm vụ rồi lừa đảo vẫn tái diễn.