Thứ sáu, 17/05/2024, 11:41 [GMT+7]

Vô tư nghe điện thoại trong cây xăng sau quy định cấm

Thứ ba, 07/08/2012 - 08:05'
Mặc dù nghị định 52/CP của Chính phủ quy định rõ mức phạt từ 2 đến 5 triệu đồng đối với các hành vi sử dụng ĐTDĐ tại các cây xăng, nhưng thực tế tình trạng này vẫn diễn ra tại nhiều cây xăng trên khắp cả nước.

 >>  Clip: Điện thoại di động vẫn vô tư “bắt sóng” ở cây xăng

 >>  Sử dụng điện thoại ở cây xăng có thể bị phạt đến 5 triệu đồng

 

Vô tư nghe điện thoại trong cây xăng sau quy định cấm

Bỏ qua biển cấm và các quy định phạt nặng, một người dân vẫn dùng ĐTDĐ trước trụ bơm xăng (Ảnh: Trung Kiên)

Tại TPHCM, ghi nhận trong sáng 6/8, tức một ngày sau khi nghị định 52/CP có hiệu lực thi hành, tình trạng nghe và sử dụng ĐTDĐ trong khu vực cây xăng vẫn diễn ra phổ biến. Cụ thể; ở cây xăng trên đường Kinh Dương Vương (phường 12, quận 6) chỉ trong một giờ đồng hồ chúng tôi đếm được trên 5 trường hợp sử dụng điện thoại và được nhân viên ở đây nhắc nhở.

Tương tự cây xăng trên đường Lê Quang Sung (phường 2, quận 6) cũng không là ngoại lệ. Trong khi đó một số cây xăng khác trên đường 3 tháng 2  (thuộc quận 11) người dân vẫn sử dụng ĐTDĐ theo thói quen tại ngay trụ bơm xăng mà không hề bị nhắc nhở. Khi được hỏi về việc có biết sử dụng ĐTDĐ tại cây xăng sẽ bị phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng hay không, nhiều người dân vẫn tỏ ra ngỡ ngàng và cho biết mới được nghe lần đầu.

Nhiều người chưa biết đến lệnh cấm và các quy định sử phạt (Ảnh: Thảo Trần)

Nhiều người chưa biết đến lệnh cấm và các quy định sử phạt (Ảnh: Thảo Trần)

Nhiều người chưa biết đến lệnh cấm và các quy định sử phạt (Ảnh: Thảo Trần)

Số ít trường hợp cho biết, có nghe báo đài đăng về quy định cấm này nhưng chưa thấy ai phạt. Một số người còn đưa ra những ý kiến khá “cù nhầy” như “Không có tiền lấy gì mà phạt, ai mà theo dõi suốt được, lỡ khi đó người ta có việc gấp buộc phải nghe thì sao…”.

Trong khi đó, theo thẩm quyền thì nhân viên tại các cây xăng cũng chỉ dừng lại ở việc treo biển cấm và nhắc nhở khách hàng không nên dùng ĐTDĐ trong khu vực cây xăng, một số người còn tỏ ra thách thức và khó chịu khi bị nhắc nhở.

Tại địa bàn quận Tân Bình,  Vấp, tình trạng sử dụng ĐTDĐ trong cây xăng ít hơn hẳn. Trong sáng 6/8 chỉ phát hiện một vài trường hợp nghe điện thoại từ xa. Tuy nhiên, khi đến phạm vi cấm lập tức có nhân viên cây xăng chặn đầu xe nhắc nhở thực hiện theo đúng quy định mới cho vào đổ xăng.

Cần có biện pháp mạnh hơn để xử lí các vi phạm này (Ảnh: Trung Kiên)

Cần có biện pháp mạnh hơn để xử lí các vi phạm này (Ảnh: Trung Kiên)

Cần có biện pháp mạnh hơn để xử lí các vi phạm này (Ảnh: Trung Kiên)

Vi phạm nhiều nhất có thể kể đến các cây xăng nằm tại các quận huyện vùng ven. Thông tin về việc sẽ bị phát từ 2 - 5 triệu đồng khi sử dụng điện thoại trong cây xăng đối với nhiều người dân nơi đây giống như một “chuyện lạ”. Nhiều người cho rằng không thể kiểm soát hoặc không lấy đâu ra đủ công an để đi xử phạt hết những người “lỡ” nghe điện thoại trong cây xăng được.

Tình trạng nhiều người không biết quy định cấm sử dụng điện thoại tại cây xăng cũng phổ biến tại Khánh Hòa. Bởi vậy rất đông người vẫn vô tư vi phạm.

Anh Cao Bá Mùi, nhân viên cửa hàng xăng dầu số 2 - Công ty xăng dầu Phú Khánh, cho biết nhiều người đến đổ xăng không biết quy định cấm này nên vẫn cứ vô tư “a lô” ở cây xăng, khi nhân viên cây xăng nhắc nhở họ mới ngỡ ngàng. Cũng có người cứ thấy điện thoại reo là lấy ra trả lời, đến khi bị nhắc mới giật mình nói “quên”. Ngoài ra có trường hợp cho rằng chỉ cấm sử dụng khi đứng sát cây bơm xăng, bởi vậy khi được nhắc nhở, họ chỉ đứng nhích ra xa một chút rồi lại sử dụng điện thoại tiếp.

Vô tư nghe điện thoại trong cây xăng sau quy định cấm

Người thanh niên này sau khi được nhắc nhở đã đi ra phía ngoài cây xăng để tiếp tục nói chuyện điện thoại (Ảnh: Trịnh Anh)

Anh Mùi cũng cho biết nhân viên cây xăng hiện chỉ mới nhắc nhở để mọi người biết chứ chưa thấy ai bị phạt.

 

Theo DanTri

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Nỗ lực học tập, rèn luyện
Vâng lời thầy, cô giáo, đoàn kết bạn bè, tiên phong trong các phong trào của lớp, của trường, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, em Tao Thị Hiên - lớp 9A2, Liên đội trưởng Trường Tiểu học và...
Cần có biện pháp cấp bách ngăn chặn lừa đảo qua điện thoại
Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu tiếp tục thực hiện hành vi giả danh cơ quan công an, cán bộ công an phường gọi điện hoặc nhắn tin cho người dân, hướng dẫn...