Thứ sáu, 29/03/2024, 20:08 [GMT+7]

Mô hình nuôi thỏ của chị Liên

Thứ hai, 14/09/2020 - 17:05'
Với bản lĩnh, khát vọng vươn lên làm giàu, chị Hoàng Thị Liên, hội viên phụ nữ ở Tổ dân phố 11 (phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu) đã khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương phát triển mô hình kinh tế VAC, đặc biệt là nuôi thỏ mang lại thu nhập cao, trở thành tấm gương sáng để chị em học tập.

Chị Liên sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Năm 2006, chị Liên cùng chồng lên Lai Châu lập nghiệp, với mơ ước và khao khát làm giàu chính đáng. Sau khi làm nhiều công việc khác nhau như: kinh doanh điện tử, nội thất, xây dựng nhưng nhiều lần phá sản, mất trắng, bao nhiêu công sức tiền của về con số không. Năm 2008, chị Liên quyết định đầu tư mua đất làm trang trại rộng 2,5ha ở bản Nà Bỏ (xã Bản Giang, huyện Tam Đường). Thời gian đầu, gia đình chỉ tập trung chăm sóc 7.000m2 chè và các loại cây ăn quả như: đào, mận. Đến năm 2012, nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng hướng đến những sản phẩm sạch, an toàn nên gia đình chị đầu tư chuồng trại phát triển chăn nuôi. Hiện, gia đình nuôi hơn 1.000 con gà với đủ các loại như: gà mía, gà lương phượng, gà lai.

Chị Liên (thứ nhất bên phải) chia sẻ kinh nghiệm nuôi thỏ với các hội viên phụ nữ.

Phát huy lợi thế đất đồi rộng, nếu bỏ hoang sẽ rất phí, vì vậy sau khi dành thời gian tìm hiểu các mô hình, nhận thấy nuôi thỏ sinh sản và thỏ thịt cần ít vốn, lại có giá trị kinh tế cao, năm 2019 chị quyết định vay vốn đầu tư trên 500 triệu đồng xây dựng trang trại nuôi thỏ trên diện tích 500m2. Do chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi nên chị Liên vừa làm, vừa tìm tòi học hỏi thêm kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi thỏ tại nhiều trại thỏ giống ở Yên Bái, Hà Nội cũng như trên sách báo, tivi để xây dựng chuồng trại theo đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh. Với sự kiên trì, nỗ lực, không ngại khó, ngại khổ đã giúp chị gặt hái được những thành quả, đàn thỏ bắt đầu phát triển ổn định và sinh sản tốt.
Theo chị Liên, so với các loại động vật khác, thỏ khá dễ nuôi, nguồn thức ăn phong phú, dễ kiếm, chủ yếu là các loại lá cây như: cỏ sữa, ngô, chuối… Thời gian sinh trưởng của thỏ ngắn, từ 3 - 4 tháng có thể lấy thịt, khoảng 5 tháng là sinh sản, bình quân mỗi lứa sinh sản từ 6 - 10 con. Sau gần hai tháng thỏ con đủ điều kiện bán giống và thỏ mẹ bắt đầu có thể phối giống trở lại. Hiện tại, mô hình thỏ của chị đang có gần 1.000 con, trong đó có hơn 140 thỏ sinh sản. Chị dự tính tiếp tục đầu tư nâng cấp chuồng trại để nuôi thỏ thương phẩm, liên kết với các công ty để xuất sang Nhật trung bình mỗi tháng từ 600 - 1.000 con, cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/tháng. Từ mô hình kinh tế VAC, bình quân mỗi năm gia đình chị thu về hơn 100 triệu đồng.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Trương Thị Hòa - Chủ tịch Hội LHPN phường Đoàn Kết (thành phố Lai Châu) cho biết: “Chị Liên là một trong những tấm gương điển hình trong phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Với đức tính cần cù, chịu khó, không khuất phục trước khó khăn chị thành công với mô hình chăn nuôi thỏ được nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh tìm đến đặt hàng”.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Liên còn năng nổ tham gia các phong trào của hội phụ nữ và các đoàn thể tại địa phương. Thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên trong chi hội xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả; giúp đỡ những hội viên khó khăn về vốn, kinh nghiệm để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng và tự nguyện đóng góp kinh phí xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Hà Tĩnh

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

Nhiều khó khăn, vướng mắc
Từ ngày 10/7/2023 tại tỉnh Lai Châu nói riêng, cả nước nói chung đã triển khai, thực hiện đồng bộ liên thông thủ tục hành chính (TTHC) đối với 2 nhóm TTHC: đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú -...
Nhiệt tình với hoạt động đoàn
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, chị Lò Thị Kim Lệ - Bí thư Chi đoàn Tổ dân phố số 25, phường Đông Phong (thành phố Lai Châu) luôn hăng hái trong mọi hoạt động, phong trào đoàn, là gương sáng cho...