Thứ tư, 15/05/2024, 08:45 [GMT+7]

Đào tạo giáo viên: Đã đến lúc thay đổi

Thứ tư, 31/08/2011 - 15:46'
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc các trường sư phạm (SP)được Bộ GD&ĐT tổ chức,hầu hết các ý kiến từ phía đơn vị đào tạo ngành SP cho rằng:

 

Cần thay đổi cách thức đào tạo vì những năm qua,quy mô đào tạo khối ngành SP tăng nhưng không giám sát chặt chẽ về chất lượng

Số lượng đào tạo nhiều nhưng khó xin việc

Hiện nay cả nước có 133 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên (GV) và cán bộ quản lý giáo dục; gồm 14 trường ĐH SP (4.400 giảng viên), 49 trường ĐH có khoa/ngành SP, 39 trường CĐ SP (4.462 giảng viên), 24 trường CĐ có khoa/ngành SP, 3 trường trung cấp SP và 4 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.

Theo ông Phạm Minh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh, tình trạng sinh viên SP tốt nghiệp không kiếm được việc làm phổ biến ở tất cả các địa phương.

Tương tự, bà Đoàn Thị Minh Công, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương cho biết: Ở Hải Dương, sinh viên SP ra trường rất thừa, nhiều người tốt nghiệp loại khá vẫn không tìm được việc làm.

Đào tạo giáo viên: Đã đến lúc thay đổi

Đã đến lúc phải thay đổi cách đào tạo giáo viên? Ý kiến của TS Nguyễn Văn Bảng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp cho thấy: Khó khăn về đào tạo GV SP giai đoạn hiện nay là: Tâm lí học sinh không thích học ngành SP bởi khi ra trường có thể không có việc làm và đặc biệt thu nhập thấp, không đáp ứng nhu cầu tối thiểu của đời sống.

Thời gian qua, nhiều địa phương chưa có quy hoạch phát triển chi tiết, khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên của các cấp học, bậc học từ mầm non tới phổ thông chưa đầy đủ và chưa gắn kết với các cấp học, ngành học; cho nên dẫn tới đào tạo GV mất cân đối, có ngành thì thừa GV có ngành thì thiếu.

Nên thay đổi cách đào tạo cho phù hợp

PGS, TS Hoàng Văn Cẩn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP TPHCM cho rằng, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo và đầu ra cho các trường SP là việc rất cần thiết.

"Theo quan niệm của tôi, đổi mới không phải là xóa đi tất cả, có những cái phải đổi mới và có cái phải giữ lại để mang bản sắc dân tộc. Để đổi mới chương trình trước hết phải đổi mới khâu tuyển sinh, vì trường SP nhiều khoa. Ngoài tiêu chí chung của ngành SP, khi tuyển sinh chúng tôi nghĩ phải bắt buộc thi môn ngữ văn cho tất cả các ngành. Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ giữ được nhiều bản sắc dân tộc"- Ông Cẩn nói.

GS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Hiệu trưởng ĐH Giáo dục khẳng định: "Kiến tập, thực tập trong ngành SP là việc sống còn trong đào tạo GV, thực tế hiện nay, số trường thực hành không nhiều".

GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc cũng cho biết: "Nếu chúng ta vẫn duy trì thực tập SP như trước đây, theo tôi không có trường phổ thông nào gánh nổi.  Vì với 133 trường đào tạo giáo viên như hiện nay mà đồng loạt cùng thời gian đi thực tập tại các trường phổ thông thì thành 1 áp lực, quá tải, giống như làm cho xong chuyện. Cho nên, hiện nay chúng ta đã áp dụng đào tạo tín chỉ, thì cho các em xuống các trường thực tập là không phù hợp nữa.

Các em phải được bộ phận đánh giá thực hành thẩm định năng lực của từng em, em nào được xuống trước, em nào chưa được. Sau khi được thẩm định về chuyên môn nghiệp vụ thì các em được đăng kí chuyên môn theo tín chỉ, số thời gian thực tập ở trường có thể kéo dài tới 10 tháng, chứ không phải tập trung trong 6 tuần như trước đây”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: “Phương pháp, chương trình đào tạo ở các trường SP phải đẩy mạnh đổi mới quyết liệt hơn nữa. Nói rộng hơn, phải đổi mới công nghệ đào tạo tại các trường SP. Vì nhiệm vụ của người GV phổ thông ngày càng rõ hơn là truyền đạt tri thức, đạo đức theo cách thức truyền thống sang giáo dục năng lực công dân, giáo dục kĩ năng sống trong thời kì hội nhập".

Phó Thủ tướng cũng cho rằng: "Theo thống kê, cả nước chỉ còn 3 trường trung cấp SP, chiếm 2%. Theo tôi Bộ nên bàn kĩ có nên duy trì các trường trung cấp SP nữa không, vì thiếu sự hấp dẫn của xã hội, nội dung đào tạo mỏng. Về lâu dài, giáo viên không thể có trình độ trung cấp được, mục tiêu chúng ta tối thiểu là CĐ. Trường Trung học SP Mầm non TP.HCM, Trường Trung cấp SP Mầm non Thái Bình, Trường Trung cấp SP Mẫu Giáo - Nhà trẻ Hà Nội sẽ theo hướng hoặc sáp nhập hoặc nâng cấp lên thành CĐ, không duy trì trung cấp SP nữa".

Theo PL&XH

Bình luận

Hiện tại chưa có bình luận

Viết bình luận

“Gỡ khó” chương trình mục tiêu quốc gia
(BLC) - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (chương trình mục tiêu quốc gia) là động lực để giúp đồng bào dân...
Gắn bó với giáo dục vùng biên
Hơn 14 năm gắn bó với huyện Mường Tè là từng ấy năm cô giáo Nguyễn Thị Thảo hết mình với sự nghiệp giáo dục tại các xã biên giới: Pa Ủ, Pa Vệ Sủ. Từ những nỗ lực vì sự nghiệp “trồng người”, cô...
Đi tìm “sự thật” cho 3,8 tấn thóc giả
(BLC) - Tháng 4/2024, lực lượng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh) bóc gỡ thành công vụ án về sản xuất, kinh doanh 3,8 tấn thóc giống giả. Đây là vụ việc chưa có tiền lệ trong cả nước cũng như trong...