Thứ sáu, 23/05/2025 - 09:53
Hotline: (02133) 878 436 Mail tòa soạn Đọc báo in
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
  • Trang chủ
  • Chính trị
    • Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Thực hiện NQ TW4
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
  • Xã hội
    • Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid–19
    • Giáo dục
    • Y tế sức khỏe
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Cải cách hành chính
    • Nông thôn mới
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • BHXH, BHYT - Vì an sinh xã hội
  • Văn hoá
  • Kinh tế
    • Ocop Lai Châu
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Quảng cáo
    • Thuế và Cuộc sống
  • Thế giới
  • Thể thao
  • Khoa học đời sống
    • Chuyển đổi số
    • Khoa học công nghệ
    • Đời sống
  • An ninh quốc phòng
    • Công an
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
    • Biên phòng
    • Quân sự
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
  • Pháp luật
    • An toàn giao thông
    • Phòng chống ma túy
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
    • Luật Quốc phòng năm 2018
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật HTX
  • Chính trị
    • Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
    • Bầu cử
    • Thực hiện NQ TW4
    • QH-HĐND
    • Học tập, làm theo Bác
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Hướng tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh Lai Châu và Đại hội XIV của Đảng
    • HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 110 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 70 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 15 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng”
    • Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
    • Tinh gọn Tổ chức Bộ máy của Hệ thống chính trị
    • Đối ngoại
    • KỶ NIỆM 115 NĂM THÀNH LẬP TỈNH, 75 THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TỈNH, 20 NĂM CHIA TÁCH, THÀNH LẬP TỈNH LAI CHÂU
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
    • Xem thêm...
  • Kinh tế
    • Lai Châu tiềm năng và lợi thế
    • Ocop Lai Châu
    • Thuế và cuộc sống
    • Quảng cáo
  • Thế giới
  • Văn hóa
    • Ngày hội Văn hóa các dân tộc dưới 10.000 người lần thứ I tại Lai Châu
    • Du lịch
  • Xã Hội
    • Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025
    • Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
    • Nông thôn mới
    • Cải cách hành chính
    • Ytế
    • Giáo dục
    • Phòng, chống Virus Corona (2019-nCoV)
    • Hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn toàn thực phẩm từ 15/4 – 15/5
    • BHXH, BHYT – Vì an sinh xã hội
    • Xem thêm...
  • Thể thao
  • Gương sáng bản mường
  • Pháp luật
    • Cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp Tác xã
    • Góp ý vào Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi)
    • Phòng chống ma túy
    • ATGT
    • Luật Quốc phòng năm 2018
  • An ninh quốc phòng
    • Phòng chống diễn biến hòa bình
    • Công An
    • Biên Phòng
    • Quân Sự
    • Vì biển, đảo, biên giới quê hương
  • Khoa học đời sống
    • Dự báo thời tiết
    • Chuyển đổi số
    • Đời sống
    • Khoa học - Công nghệ
  • Mua bán
  • Ẩm thực
  • Thế giới ảnh
  • Ôtô - Xe máy
  • Giải trí
  • Vấn đề hôm nay
  • Sự kiện & Bình luận
  • Ống kính phóng viên
  • Chính sách - Quyết định mới
  • Tấm lòng vàng
  • Bạn đọc viết
  • Tuổi cao gương sáng
  • Nhìn ra tỉnh bạn
  • Theo dòng sự kiện
  • Tin trang chủ
  • Tin nổi bật
  • Thời tiết Lai Châu
  • MULTIMEDIA
    • Podcasts
    • E-magazine
    • Infographic
  • Trang Địa Phương
    • Thành phố Lai Châu
    • Huyện Mường Tè
    • Huyện Nậm Nhùn
    • Huyện Phong Thổ
    • Huyện Sìn Hồ
    • Huyện Than Uyên
    • Huyện Tân Uyên
    • Huyện Tam Đường
    • Xem thêm...
Vấn đề hôm nay
Giáo dục
Bạo lực học đường: Trách nhiệm không của riêng ai!
Cập nhật Thứ năm, 02/06/2022 15:36 (GMT+7)/ V.Lê/dangcongsan.vn
Nhấn để tìm kiếm tin cùng tác giả
Thứ ba, 07/06/2022 10:52
Chia sẻ qua Email
lc-icon - Những ngày gần đây, vụ nhóm học sinh của một trường quốc tế tại TP Hồ Chí Minh xảy ra xô xát đã gây chú ý trong dư luận. Vấn đề bạo lực học đường một lần nữa lại được nhắc tới nhiều trên các phương tiện truyền thông. Câu hỏi đặt ra: Trách nhiệm thuộc về ai và biện pháp nào để đẩy lùi vấn nạn này?

 

2

Các hành vi bạo lực có thể là bạo lực về thể chất (đánh đập, xô đẩy…), bạo lực về lời nói (đe dọa, vu khống) và bạo lực về tinh thần (tẩy chay, xa lánh, nói xấu…). 

Tình trạng bạo lực học đường đã và đang diễn ra trên khắp thế giới ở tất cả các bậc học khác nhau, trong đó có ở Việt Nam. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh. Các hành vi bạo lực có thể là bạo lực về thể chất (đánh đập, xô đẩy…), bạo lực về lời nói (đe dọa, vu khống) và bạo lực về tinh thần (tẩy chay, xa lánh, nói xấu…).

Ở nước ta, hầu hết những vụ việc học sinh đánh, chửi nhau xảy ra gần đây đều xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống, nói xấu nhau trên mạng xã hội hay xuất phát từ sự kích động của bạn bè. Tuy nhiên, hậu quả của nó đôi khi lại không chỉ dừng lại ở sự cãi vã, xô xát thông thường mà đã có những án mạng thương tâm, gây rúng động dư luận.

Mới đây, vào ngày 15/2, tại Trường THCS Phong An (huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế), một học sinh lớp 6 của trường tên H. khi đi vệ sinh tại nhà vệ sinh chung của trường đã xảy ra xô xát với một học sinh lớp 7 tên C. Lúc này một học sinh khác tên Y. học cùng lớp với C. chạy đến bênh vực bạn mình. Trên tay Y. có cầm theo một con dao rọc giấy để dọa H. Hai bên xảy ra xô xát và cây dao rọc giấy trên tay Y. đã đâm trúng vùng bụng của H. H được đưa đi cấp cứu ngay sau đó tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 nhưng không qua khỏi vì mất máu nhiều.

Hay như trước đó, vào sáng 1/4/2021, trong giờ ra chơi sau tiết học thứ nhất, em N.V.H.D. (lớp 8 Trường THCS Hồng Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội) xảy ra mâu thuẫn với Q.K. (15 tuổi, học cùng trường với em D.).

Do bức xúc, K. đã dùng dao nhọn đâm em D. gục tại chỗ. Phát hiện sự việc, lãnh đạo nhà trường đã đưa em D. đến Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, D. đã tử vong.

Những vụ việc học sinh đánh nhau rồi tung lên mạng xã hội hay những cái chết thương tâm như trên thật sự đã gây hoang mang trong dư luận, khiến nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng, bất an đồng thời cũng vô cùng bức xúc, phẫn nộ. Bởi lẽ, chúng ta vẫn luôn nhìn nhận môi trường giáo dục dưới góc độ với những đặc trưng cơ bản của nó đó chính là tính giáo dục, là sự tôn trọng, là nơi an toàn, có sự tin tưởng, cởi mở và thân thiện; đó là nơi được mọi người kỳ vọng mang lại những giá trị nhân văn, giáo dục cho con người những đức tính tốt đẹp, chuẩn mực.

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đưa ra trong một cuộc hội thảo vào năm 2019 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiêu niên và Nhi đồng (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức thì trung bình trong một năm học, toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học (bình quân 5 vụ/ngày); khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi học vì lý do này.

Hiện tượng bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới, xong thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra liên tục hơn, có chiều hướng gia tăng trong các trường học và bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Những số liệu trên thực sự trở thành hồi chuông cảnh báo cho các gia đình, nhà trường và cả xã hội; nhắc nhở chúng ta cần quan tâm và có biện pháp thích hợp để đẩy lùi vấn nạn này.

Trước hết, để hạn chế được bạo lực học đường, trong nhà trường phải tạo được môi trường giáo dục thân thiện, vui vẻ, tích cực để học sinh tin tưởng, chia sẻ khó khăn, vướng mắc. Đối với giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm phải có sự gần gũi với các em học sinh để hiểu tính cách của từng em cũng như các mối quan hệ trong lớp, ngoài lớp để kịp thời phát hiện, uốn nắn, hỗ trợ các em giải quyết các mâu thuẫn khi mới phát sinh, tránh nguy cơ xảy ra các vụ bạo lực học đường không đáng có.

Bên cạnh đó, các em học sinh cần được trang bị thêm nhiều bài học về kỹ năng sống. Thông qua sách vở trong chương trình hay các buổi ngoại khóa để giúp cho học sinh hình thành những đức tính tốt, có thái độ nhân văn khi ứng xử với bạn bè, thầy cô, gia đình và những người xung quanh, khơi gợi tinh thần nhân ái, biết sẻ chia, bao dung, biết sống vì cộng đồng. Đồng thời, nhà trường cũng giúp các em rèn luyện bản thân, biết kìm chế các cơn nóng giận và giải toả nó.

 

 Bạo lực học đường đang là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Tất cả chúng ta cùng phải chung tay để đẩy lùi vấn nạn này để những hình ảnh tiêu cực trên sẽ không còn xuất hiện trong môi trường giáo dục 

 Bạo lực học đường đang là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Tất cả chúng ta cùng phải chung tay để đẩy lùi vấn nạn này để những hình ảnh tiêu cực trên sẽ không còn xuất hiện trong môi trường giáo dục.

Chia sẻ về vấn đề bạo lực học đường, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng giáo dục trung học, Sở Giáo dục và đào tạo TP Hồ Chí Minh cho rằng, trong những sự việc như thế, cần quan tâm nhiều hơn đến cách quản lý các rủi ro trong trường học. Nếu có các bước quản lý tốt, phối hợp giữa cha mẹ và phụ huynh chặt chẽ, có hoạt động kết nối học sinh… các trường sẽ giảm thiểu những nguy cơ các vụ việc bạo lực học đường.

Trách nhiệm không chỉ thuộc về phía nhà trường, mà đối với mỗi gia đình, phụ huynh cũng cần có thời gian nhiều hơn nữa để vui chơi, trò chuyện cùng các em. Có lẽ do cuộc sống ngày càng bị cuốn vào guồng quay, không ít gia đình mải tập trung làm ăn, dường như còn lơ là với con cái. Việc ít quan tâm, ít gần gũi với con, không nắm bắt được các tâm tư, nguyện vọng, những biểu hiện bất thường của con mình, từ đó sẽ tạo ra khoảng cách và cha mẹ rất khó có thể chia sẻ, hỗ trợ kịp thời khi con gặp vấn đề trong học tập và cuộc sống. Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường cũng cần thường xuyên có sự trao đổi với nhau. Chính điều này sẽ giúp 2 bên có sự phối hợp để có tiếng nói chung trong việc cùng xử lý các vấn đề phát sinh một cách khéo léo, không để sự việc đi quá xa, ngoài tầm kiểm soát.

Các chuyên gia tâm lý và chuyên gia về giáo dục cho rằng, lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở và trung học phổ thông đang có sự thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì nên thường có những hành vi bột phát, khó kiểm soát. Do đó, trong quá trình giải quyết các mâu thuẫn của học sinh, giáo viên và phụ huynh cũng cần có phương pháp, phân tích cặn cẽ đúng sai làm sao để các em nhận ra hành vi chưa đúng của mình và có ý thức sửa chữa nhưng không có nghĩa là bằng mọi cách phải “làm cho ra lẽ”, khiến cho “người sai” thì “bẽ mặt”, người đúng thì “hả hê”. Đó là tinh thần chung, tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể và tùy từng mức độ vi phạm, mà chúng ta cũng có biện pháp xử lý cho phù hợp, thậm chí phải xử lý thật nghiêm theo luật pháp để có tính răn đe.

Với những em học sinh là nạn nhân của nạn bạo lực học đường thì việc nên làm là không được giấu giếm mà phải tìm đến những người tin cậy như cha mẹ, thầy cô, phòng tư vấn tâm lý trường học để chia sẻ và cùng tháo gỡ những vướng mắc.

Trên thực tế đã có không ít vụ bạo lực học đường xảy ra, người dân xung quanh biết nhưng thờ ơ “đứng nhìn” không can thiệp. Thiết nghĩ, đây không phải là trách nhiệm của riêng ai, mỗi chúng ta cũng cần có cách ứng xử kịp thời để góp phần hạn chế các vụ bạo lực học đường cũng như giảm đi mức nghiêm trọng của sự việc. Trên các phương tiện truyền thông cũng cần tăng cường tuyên truyền để chính các em học sinh hiểu ra mặt trái của bạo lực học đường, giúp đẩy lùi vấn nạn này, để môi trường giáo dục thật sự đúng với ý nghĩa và sứ mệnh của nó./

Chia sẻ qua Email
Ý kiến bạn đọc

Bình luận thành công!

Cảm ơn bạn đã bình luận cho bài viết.

Quản trị viên sẽ sớm duyệt bình luận của bạn!

Tin đọc nhiều

Giữ lấy hồn Việt

Giữ lấy hồn Việt

Mật của rừng

Phong Thổ: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát

Lai Châu vững bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Cây chia – Hướng phát triển kinh tế mới của huyện Than Uyên

Trang Địa Phương

Thành phố Lai Châu Mường Tè Nậm Nhùn Phong Thổ Sìn Hồ Than Uyên Tân Uyên Tam Đường
Có thể bạn quan tâm
 Hành trình “số hóa” ở vùng biên

Hành trình “số hóa” ở vùng biên

Phát hiện 720kg mì chính thiếu thông tin xuất xứ hàng hóa

Phát hiện 720kg mì chính thiếu thông tin xuất xứ hàng hóa

Thiếu nước sản xuất ở Chù Lìn

Thiếu nước sản xuất ở Chù Lìn

Kỳ 2: Ấm no nhờ có Đảng

Kỳ 2: Ấm no nhờ có Đảng

Dân tộc Lự ở Tam Đường - Vững bước dưới cờ Đảng

Dân tộc Lự ở Tam Đường - Vững bước dưới cờ Đảng

Đuối nước ở trẻ em - Nỗi đau còn đó

Đuối nước ở trẻ em - Nỗi đau còn đó

Huyện Nậm Nhùn: Tích cực phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại

Huyện Nậm Nhùn: Tích cực phòng, chống hàng giả, gian lận thương mại

Tiêm vắc-xin cho vật nuôi: Cách phòng dại hiệu quả

Tiêm vắc-xin cho vật nuôi: Cách phòng dại hiệu quả

Tin cùng chuyên mục
Người dân Sàng Cải mong mỏi một con đường
Người dân Sàng Cải mong mỏi một con đường
Bạn đọc viết
09/05/2025 00:38
Hàng chục năm nay, 199 nhân khẩu của 30 hộ dân ở bản Sàng Cải, xã Mù Sang (huyện Phong Thổ) phải qua lại trên con đường đất đá gồ ghề mùa mưa trơn trượt ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất. Điều họ mong chờ duy nhất là cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm làm đường bê tông giúp việc đi lại, giao thương hàng hóa thuận lợi, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi vùng biên giới.
Tăng cường quản lý kinh doanh dược phẩm
Tăng cường quản lý kinh doanh dược phẩm
Vấn đề hôm nay
07/05/2025 16:48
Trước thực trạng thuốc giả bán tràn lan trên thị trường, gây hoang mang cho người tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh, ngành Y tế Lai Châu tăng cường các biện pháp phòng chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng bán tại các cửa hàng kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh.
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả
An ninh quốc phòng
04/05/2025 05:46
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 55/CĐ-TTg ngày 2-5-2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Ngăn chặn các hoạt động buôn bán lâm sản trái phép
Ngăn chặn các hoạt động buôn bán lâm sản trái phép
Vấn đề hôm nay
30/04/2025 21:22
Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu có nhiều diễn biến phức tạp. Vì vậy, Đội Kiểm lâm Cơ động và Phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) - Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tăng cường cán bộ xuống cơ sở để cùng với cấp uỷ, chính quyền các địa phương ngăn chặn các hoạt động buôn bán lâm sản trái phép.
Bài 2: Khi Đảng gần dân, hủ tục không còn chỗ đứng
─ Tân Uyên – Nơi ánh sáng Nghị quyết 15 lan tỏa ─ Bài 2: Khi Đảng gần dân, hủ tục không còn chỗ đứng
Vấn đề hôm nay
28/04/2025 16:56
Tân Uyên hôm nay đang thay đổi từng ngày. Những tập quán lạc hậu dần lùi xa, nhường chỗ cho nếp sống văn minh, tiến bộ. Đó là kết quả rõ nét sau hơn một triển khai Nghị quyết số 15-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh - một nghị quyết “trúng” với thực tiễn, “đúng” với lòng dân, khơi dậy sức mạnh từ cơ sở, đưa chủ trương của Đảng thực sự đi vào đời sống.
Tân Uyên – Nơi ánh sáng Nghị quyết 15 lan tỏa
Tân Uyên – Nơi ánh sáng Nghị quyết 15 lan tỏa
Vấn đề hôm nay
28/04/2025 16:28
Nghị quyết số 15-NQ/TU về “Xoá bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu giai đoạn 2024-2030 được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành vào cuối năm 2023 là động lực lớn, giúp Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể huyện Tân Uyên quyết tâm hơn nữa đẩy lùi hủ tục lạc hậu đã tồn tại từ bao đời nay. Tân Uyên xác định đây là nhiệm vụ “thường xuyên, liên tục, kiên trì, đồng bộ và quyết liệt” vì thay đổi thói quen, văn hóa không thể một sớm, một chiều.
Tam Đường tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản
Tam Đường tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản
Vấn đề hôm nay
24/04/2025 10:21
Những năm qua, huyện Tam Đường triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ nhằm tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn. Qua đó, chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, góp phần bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
 “Ma trận” sữa giả: Người tiêu dùng hoang mang
“Ma trận” sữa giả: Người tiêu dùng hoang mang
Vấn đề hôm nay
24/04/2025 09:17
Theo khảo sát của phóng viên, tại một số cửa hàng sữa, siêu thị… trên địa bàn thành phố Lai Châu thời điểm này, lượng khách hàng có dấu hiệu giảm sau khi Bộ Công an triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả cực lớn (gần 600 loại gồm sữa dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai) tại Hà Nội. Điều này khiến người tiêu dùng hoang mang giữa “ma trận” sữa thật - giả lẫn lộn.
 Kỳ 2: “Thắp đuốc” đi tìm lời giải
─ Nậm Pì - Thức tỉnh sau những hủ tục ─ Kỳ 2: “Thắp đuốc” đi tìm lời giải
Vấn đề hôm nay
18/04/2025 08:33
Với ngổn ngang cản trở và bộn bề công việc cần giải quyết, vừa lãnh, chỉ đạo tập trung xóa đói, giảm nghèo, vừa khơi thông ánh sáng văn minh đến với người dân không phải dễ dàng đối với cấp ủy, chính quyền xã Nậm Pì (huyện Nâm Nhùn). Tuy nhiên, bằng nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, Nậm Pì từng bước đã thoát ra khỏi “vòng vây” của nghèo đói, lạc hậu, hủ tục, vững bước vươn lên.
Nậm Pì - Thức tỉnh sau những hủ tục
Nậm Pì - Thức tỉnh sau những hủ tục
Vấn đề hôm nay
16/04/2025 16:21
Xã Nậm Pì (huyện Nậm Nhùn) - cái tên xa ngái dù chỉ cách thành phố Lai Châu chưa đầy 100km. Cứ nghĩ rằng nơi đây xa lắm bởi hệ quả từ những “cơn mê”, “cơn say” vẫn như đang còn vương vấn đâu đây. Ấy thế mà bây giờ, Nậm Pì đã xa rồi những giấc mơ vô định chơi vơi trên triền núi, ven sông. Và, Nậm Pì đang khác xưa, biến những điều không thể thành có thể.
Xử lý rác thải rắn: Vấn đề cũ, thách thức mới
Xử lý rác thải rắn: Vấn đề cũ, thách thức mới
Vấn đề hôm nay
04/04/2025 09:50
Đặt ra giải pháp về xử lý rác thải rắn không phải bây giờ mới đề cập mà đã có từ rất lâu. Thế nhưng đến nay, vấn đề này vẫn chưa có giải pháp giải quyết mang tính triệt để; vẫn đang diễn ra tại thành phố Lai Châu.

Đọc báo in

Báo Lai Châu Số 2995 ngày 23/05/2025
Báo Lai Châu Số 2994 ngày 22/05/2025
Báo Lai Châu Số 2993 ngày 21/05/2025
Báo Lai Châu Số 2992 ngày 19/05/2025
Báo Lai Châu Số 2991 ngày 16/05/2025
Báo Lai Châu Số 2990 ngày 15/05/2025
Báo Lai Châu Số 2989 ngày 14/05/2025
Báo Lai Châu Số 2988 ngày 12/05/2025
Báo Lai Châu Số 2987 ngày 09/05/2025
Báo Lai Châu Số 2986 ngày 08/05/2025
Fan page Báo Lai Châu
Youtube
Zalo
Tiktok
Trang chủ báo điện tử tỉnh Lai Châu
Bản quyền thuộc Báo Lai Châu.
Tổng Biên tập: Nguyễn Viết Mạnh
Phó Tổng Biên tập: Vũ Thị Thu Hương - Dư Khánh Kiên
Điện thoại:
02133 878436; 02133 790785
Email: baodientulaichau@gmail.com
Trụ sở: Đường Nguyễn Lương Bằng - phường Đông Phong - TP Lai Châu

Giấy phép xuất bản số 798/GP-BTTTT, Bộ TT&TT cấp ngày 07/12/2021

Độc giả nên sử dụng những trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, Safari... phiên bản mới để trải nghiệm được tốt nhất.
Ghi rõ nguồn “Báo Lai Châu điện tử” khi khai thác thông tin trang này.